Trách nhiệm của người vận chuyển trong hàng hải quốc tế

Bài viết phân tích khái niệm người vận chuyển và Trách nhiệm của người vận chuyển trong hàng hải quốc tế

1. Người vận chuyển là gì?

Người vận chuyển được hiểu là người trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý với hành khách. Người vận chuyển thực tế là người được người vận chuyển ủy thác thực hiện toàn bộ hoặc một phần việc vận chuyển hành khách và hành lý.

Từ khái niệm trên có thể thấy người vận chuyển có đặc điểm cơ bản sau:

Người vận chuyển có thể là chủ sở hữu tàu biển  hoặc không phải là chủ sở hữu tàu biển, tùy từng trường hợp. Nếu chủ sở hữu tàu biển tự mình làm người vận chuyển thì chủ sở hữu và người vận chuyển là một. Nếu chủ sở hữu tàu biển giao kết hợp đồng với người vận chuyển thì khi đó chủ sở hữu và người vận chuyển là hai người khác nhau.

Trách nhiệm của người vận chuyển trong hàng hải quốc tế
Trách nhiệm của người vận chuyển trong hàng hải quốc tế

2. Quy định về trách nhiệm của người vận chuyển theo công ước Hamburg

Công ước quốc tế của liên hợp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển năm 1978 là sự thừa nhận của các quốc gia mong muốn ấn định bằng sự thỏa thuận một số quy tắc liên quan tới chuyên chở hàng hóa bằng đường biển.

Công ước Hamburg dùng khái niệm “người chuyên chở”, theo đó người chuyên chở là bất kể người nào, tự mình hoặc trên danh nghĩa của mình, một hợp đồng vận tải bằng đường biển đã được ký kết với người gửi hàng.

Trách nhiệm của người chuyên chở:

Về cơ sở trách nhiệm của người chuyên chở theo công ước Hamburg 1978, người chuyên chở phải chịu trách nhiệm về những mất mát hư hỏng của hàng hóa , giao hàng chậm do cháy gây ra. Căn cứ vào điều 5 cơ sở trách nhiệm “1. Người chuyên chở chịu trách nhiệm về những thiệt hại do hàng hóa bị mất mát hoặc hư hỏng cũng như do việc chậm giao hàng; nếu sự cố gây ra mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng xảy ra trong khi hàng hóa đang thuộc trách nhiệm của người chuyên chở theo quy định của Điều 4”.

Tuy nhiên người chuyên chở phải chịu trách nhiệm khi người khiếu nại chứng minh được hậu quả xảy ra là do hành vi có lỗi của người chuyên chở.

Trường hợp miễn trách nhiệm: Người chuyên chở sẽ không phải chịu trách nhiệm khi chứng minh được rằng bản thân mình, những người làm công, người đại lý của mình đã áp dụng mọi biện pháp hợp lý, cần thiết để tránh sự cố đó và hậu quả của nó.

3. Quy định về trách nhiệm của người vận chuyển theo pháp luật Việt Nam

Theo quy định tại Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, trách nhiệm của người vận chuyển phát sinh từ khi người vận chuyển nhận hàng tại cảng nhận hàng, được duy trì trong suốt quá trình vận chuyển và chấm dứt khi kết thúc việc trả hàng tại cảng trả hàng.

Cơ sở trách nhiệm: Người vận chuyển phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ quá trình vận chuyển theo quy định của Mục này mặc dù toàn bộ hoặc một phần của việc vận chuyển được giao cho người vận chuyển thực tế thực hiện. Đối với phần vận chuyển do người vận chuyển thực tế thực hiện, người vận chuyển phải chịu trách nhiệm về các hành vi của người vận chuyển thực tế và của người làm công, đại lý của người vận chuyển thực tế đảm nhiệm trong phạm vi công việc được giao.(khoản 1 điều 173 BLHH 2015).

Từ đó, pháp luật đã đặt ra nghĩa vụ đối với người vận chuyển, đó là  phải mẫn cán để trước và khi bắt đầu chuyến đi, tàu biển có đủ khả năng đi biển, có thuyền bộ thích hợp, được cung ứng đầy đủ trang thiết bị và vật phẩm dự trữ; các hầm hàng, hầm lạnh và khu vực khác dùng để vận chuyển hàng hóa có đủ các điều kiện nhận, vận chuyển và bảo quản hàng hóa phù hợp với tính chất của hàng hóa (điều 150 BLHHVN 2015).

Trường hợp miễn trách nhiệm: trong hai loại hợp đồng vận chuyển, trường hợp miễn trách nhiệm của người vận chuyển được quy định cụ thể.

Đối với hợp đồng vận chuyển hàng hóa: người vận chuyển không phải chịu trách nhiệm khi đã thực hiện hết nghĩa vụ của mình và khi chứng minh được  hậu quả xảy ra không phải lỗi của mình.

Đối với hợp đồng vận chuyển hành khách: Người vận chuyển không chịu trách nhiệm về việc hành khách bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại cảng mà tàu biển ghé vào trong thời gian thực hiện chuyến đi bắt giữ do những nguyên nhân hành khách tự gây ra.

Bài viết cùng chủ đề:

Phân tích các rủi ro trong vận chuyển hàng hải quốc tế

Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Người vận chuyển là gì? Trách nhiệm của người vận chuyển. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *