Khách thể Tội vi phạm quy định về xuất cảnh nhập cảnh – Điều 347 BLHS
Tội vi phạm quy định về xuất cảnh nhập cảnh là tội xâm phạm đến hoạt động quản lý hành chính về lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tội ở lại Việt Nam trái phép là tội xâm phạm đến hoạt động quản lý hành chính về lĩnh vực cư trú.

Mặt chủ quan Tội vi phạm quy định về xuất cảnh nhập cảnh – Điều 347 BLHS
Người thực hiện hành vi xuất cảnh, nhập cảnh trái phép là do cố ý, còn động cơ, mục đích ko phải dấu hiệu bắt buôc và tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi người, có người vì đoàn tụ gia đình, có người vì chuyện làm ăn kinh tế, có người vì trốn tránh tội lỗi… nhưng nếu xuất cảnh trái phép vì mục đích chống lại Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì hành vi xuất cảnh, nhập cảnh trái phép cấu thành tội trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân.
Người thực hiện hành vi ở lại Việt Nam trái phép là do cố ý, còn động cơ, mục đích thì tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi người, có người vì đoàn tụ gia đình, có người vì chuyện làm ăn kinh tế, có người vì trốn tránh tội lỗi…
Chủ thể Tội vi phạm quy định về xuất cảnh nhập cảnh – Điều 347 BLHS
Tội xuất cảnh, nhập cảnh trái phép : Chủ thể thường
Tội ở lại Việt Nam trái phép : Chủ thể đặc biệt. không chỉ do người nước ngoài thực hiện mà có thể có cả người Việt Nam. Ví dụ: Những người đang học tập, lao động ở nước ngoài về Việt Nam nghỉ hè, nghỉ phép nhưng hết hạn không chịu trở lại học tập, lao động mà không thuộc trường hợp đào nhiệm
Hành vi Tội vi phạm về xuất cảnh nhập cảnh trái phép – Điều 347 BLHS
Tội xuất cảnh, nhập cảnh trái phép Người phạm tội có thể thực hiện một hoặc cả hai hành vi sau
– Xuất cảnh trái phép
Xuất cảnh trái phép là ra khỏi biên giới Việt Nam mà không có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Hành vi này trước đây thường gọi là “trốn ra nước ngoài”. Hành vi xuất cảnh trái phép xảy ra tương đối phổ biến vào những năm sau khi miền Nam giải phóng, nhưng hiện nay hành vi xuất cảnh trái phép không còn phổ biến như trước, nếu có thì cũng chủ yếu là đi liền với hành vi phạm tội khác như:
tổ chức người khác trốn đi nước ngoài; buôn bán phụ nữ đưa ra nước ngoài hoặc sau khi phạm tội bị phát hiện, bị truy nã nên đã trốn ra nước ngoài để trốn tránh trách nhiệm.
– Nhập cảnh trái phép
Nhập cảnh trái phép là từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam không được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam.
Nếu trước đây hành vi xuất cảnh trái phép là phổ biến thì hiện nay hành vi nhập cảnh trái phép lại xảy ra nhiều. Người nhập cảnh trái phép thường là người nước ngoài, họ vào Việt Nam bằng nhiều hình thức khác nhau và từ Việt Nam đi nước thứ ba với nhiều mục đích khác nhau.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp người nhập cảnh trái phép lại chính là người Việt Nam nhưng họ đã ra nước ngoài làm ăn sinh sống, thậm chí đã nhập quốc tịch của nước sở tại, khi về Việt Nam không đựơc các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam cũng như Nhà nước sở tại cấp thị thực.
Không coi là nhập cảnh trái phép đối với người Việt Nam phạm tội sau đó trốn ra nước ngoài sau một thời gian lại trở về Việt Nam.
Không coi là nhập cảnh trái phép nếu người nước ngoài đến Việt Nam xin cư trú chính trị. Vấn đề là cần xác định có đúng là họ xin cư trú chính trị không.
Tội ở lại Việt Nam trái phép
Ở lại Việt Nam trái phép là hết thời hạn ở Việt Nam nhưng vẫn không chịu rời khỏi Việt Nam. Hành vi ở lại Việt Nam trái phép chủ yếu là người nước ngoài, người không có quốc tịch đến Việt Nam bằng con đường hợp pháp như: đến Việt Nam học tập, lao động, công tác, tham quan, du lịch, thăm thân…
nhưng sau khi hết hạn đã không rời khỏi Việt Nam. Tuy nhiên, cũng có trường hợp người Việt Nam đang học tập, lao động, công tác ở nước ngoài được về Việt Nam nghỉ phép nhưng hết hạn không chịu rời khỏi Việt Nam.
Không coi là ở lại Việt Nam trái phép đối với người nước ngoài bị Toà án áp dụng hình phạt trục xuất, nhưng cố tình không rời khỏi Việt Nam, mà trường hợp này nếu xảy ra thì thuộc trường hợp không chấp hành án .
Bài viết cùng chủ đề:
Tội chống người thi hành công vụ điều 330
Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước điều 337
Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Tội vi phạm quy định về xuất cảnh nhập cảnh – Điều 347. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.