Phân tích Tội tổ chức môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép

Bài viết phân tích các yếu tố cấu thành Tội tổ chức môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài

Khách thể Tội tổ chức môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép

Tội tổ chức, môi giới người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép là tội xâm phạm đến hoạt động quản lý hành chính về lĩnh vực xuất cảnh, cư trú của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Mặt chủ quan Tội tổ chức môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép

Lỗi cố ý, còn động cơ, mục đích có thể khác nhau, nhưng chủ yếu là trục lợi, nhằm lấy tiền, vàng của người trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép. Nếu tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép nhằm chống chính quyền nhân dân thì tội khác.

Tội tổ chức môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài
Tội tổ chức môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài

Hành vi Tội tổ chức môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép

– Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài;

– Tổ chức người khác ở lại nước ngoài;

– Môi giới người khác trốn đi nước ngoài;

– Môi giới  người khác ở lại nước ngoài.

( hai hành vi dưới chưa tìm hiểu đc, tớ nghi nó giống với tội môi giới hối lộ,các bạn có thể tham khảo tội đó).

Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài.

Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài là chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy mọi hoạt động nhằm đưa người khác trốn ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Hành vi tổ chức có thể với quy mô nhỏ như: tổ chức cho một vài người trốn, nhưng cũng có thể với quy mô lớn như: tổ chức cho hàng chục người, trăm người trốn đi nước ngoài.

Hành vi tổ chức có thể được biểu hiện cụ thể bằng nhiều hình thức như: Khởi xướng việc trốn đi nước ngoài; vạch kế hoạch thực hiện việc trốn đi nước ngoài, cũng như kế hoạch che giấu việc trốn đi nước ngoài; rủ rê, lôi kéo người khác cùng thực hiện việc trốn đi nước ngoài; phân công trách nhiệm cho những người đồng phạm khác để thống nhất thực hiện việc trốn đi nước ngoài; điều khiển hành động của những người đồng phạm; đôn đốc, thúc đẩy người đồng phạm khác thực hiện việc trốn đi nước ngoài…

Khi xác định hành vi tổ chức người khác trốn đi nước ngoài cần chú ý:

Nếu to chức cho người trong gia đình như cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột cùng đi với mình thì không coi là tổ chức người khác trốn đi nước ngoài mà chỉ coi hành vi đó là hành vi xuất cảnh trái phép.

Những người không cùng trong một gia đình, mà rủ nhau cùng trốn đi nước nước ngoài thì cũng chỉ coi hành vi đó là hành vi xuất cảnh trái phép.

Nếu tổ chức người khác trốn đi nước ngoài để trục lợi ( lấy tiền, vàng…) và cùng với họ trốn đi nước ngoài, thì người có hành vi tổ chức bị truy cứu trách nhiệm hình sự về cả hai tội: “tổ chức người khác trốn đi nước ngoài” và tội: “xuất cảnh trái phép”. Nếu người tổ chức không cùng đi thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội: “tổ chức người khác trốn đi nước ngoài”.

Những người có chức vụ, quyền hạn như: Cán bộ, chiến sĩ Công an, Bộ đội biên phòng… mà nhận hối lộ để làm ngơ cho người khác trốn đi nước ngoài thì chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ. Nhưng nếu nhận hối lộ và còn cung cấp phương tiện, canh gác, bảo đảm trốn đi nước ngoài trót lọt thì ngoài tội nhận hối lộ, họ còn bị truy cứu về tội “tổ chức người khác trốn đi nước ngoài”.

– Tổ chức người khác ở lại nước ngoài

Tổ chức người khác ở lại nước ngoài là chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy mọi hoạt động nhằm giữ người đã hết hạn ở nước ngoài không trở lại Việt Nam.

Cũng như đối với hành vi tổ chức người khác trốn đi nước ngoài, tổ chức người khác ở lại nước ngoài có thể cho một và, nhưng cũng có thể cho nhiều người ở lại nước ngoài trái phép.

Hành vi tổ chức cho người khác ở lại nước ngoài cũng được biểu hiện cụ thể bằng nhiều hình thức như: Khởi xướng việc ở lại nước ngoài; vạch kế hoạch thực hiện việc ở lại nước ngoài, cũng như kế hoạch che giấu việc ở lại nước ngoài; rủ rê, lôi kéo người khác cùng thực hiện việc ở lại nước ngoài;

phân công trách nhiệm cho những người đồng phạm khác để thống nhất thực hiện việc ở lại nước ngoài; điều khiển hành động của những người đồng phạm; đôn đốc, thúc đẩy người đồng phạm khác thực hiện việc ở lại nước ngoài…

Khi xác định hành vi tổ chức ở lại nước ngoài trái phép cũng cần chú ý:

Nếu người Việt Nam ở nước ngoài hết hạn mà không về nước lại tổ chức cho người khác ở lại nước ngoài trái phép thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội: Tội tổ chức người khác ở lại nước ngoài trái phép và tội ở lại nước ngoài trái phép.

Nếu người Việt Nam ở Việt Nam tổ chức cho người khác ở lại nước ngoài trái phép thì cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức người khác ở lại nước ngoài trái phép.

Người nước ngoài tổ chức cho người Việt Nam ở lại nước ngoài trái phép mà hành vi này không được quy định trong các điều ước quốc tế hoặc có ghi nhưng Việt Nam không ký kết hoặc không tham gia thì người nước ngoài không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức cho người khác ( người Việt Nam ) ở lại nước ngoài trái phép.

Bài viết cùng chủ đề

Tội vi phạm về xuất nhập cảnh, ở lại Việt Nam trái phép điều 347

Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước điều 337

Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Tội tổ chức môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *