Phân tích cấu thành tội Tham ô tài sản (Điều 353 BLHS)

Khách thể của tội tham ô tài sản

Những quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức trong nhà nước và của cả các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước; làm cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp này bị suy yếu, mất uy tín; làm cho nhân dân mất niềm tin vào Đảng và Nhà nước.

Chủ thể của tội Tham ô tài sản là gì ?

Chủ thể của tội Tham ô tài sản Là người có chức vụ, quyền hạn (Chức vụ quyền hạn nay có thể có sẵn, hoặc có thể được giao trong một thời gian)

Chủ thể của tội Tham ô tài sản (Làm việc tại cơ quan nhà nước ( 100% 50%) cũng có thể là làm việc là tổ chức cơ quan ngoài nhà nước)

Chủ thể của tội Tham ô tài sản Phải là người có trách nhiệm, quyền hạn trong việc quản lý đối với tài sản mà họ chiếm đoạt.

Người có trách nhiệm đối với tài sản là người được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý tài sản như: Thủ quỹ, thủ kho, kê toán,

Ngoài ra, còn những người tuy không được giao trực tiếp quản lý tài sản nhưng lại có trách nhiệm trong việc quyết định việc thu chi, xuất nhập, mua bán, trao đổi tài sản như: Giám đốc công ty, Chủ nhiệm hợp tác xã, cục trưởng, vụ trưởng, chánh văn phòng người đứng đầu trong các cơ quan, tổ chức là chủ tài khoản hoặc là người có quyền quyết định về tài sản của cơ quan, tổ chức mình.

Cá biệt do đảm nhiệm những công việc có tính độc lập, họ có khả năng tiếp cận trực tiếp với 1 khối lượng tài sản xác định trong 1 khoảng time nhất định nên cũng đc coi như ng có tn quản lí TS : người được giao vận chuyển tài sản của cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị mình… bảo vệ.

Mặt chủ quan của tội tham ô tài sản

Lỗi của tội tham ô tài sản

Cố ý trực tiếp : người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; không có trường hợp tham ô tài sản nào được thực hiện do cố ý gián tiếp, vì người phạm tội bao giờ cũng mong muốn chiếm đoạt được tài sản.

Động cơ của tội tham ô tài sản

Vụ lợi cá nhân

Mục đích của tội tham ô tài sản

Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt sản. Vì vậy, có thể nói mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội tham ô tài sản. Nếu mục đích của người phạm tội chưa đạt được (chưa chiếm đoạt được tài sản), thì thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt.

Tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt, người phạm tội còn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác thì người phạm tội cũng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tham ô tài sản, nếu mục đích đó không cấu thành một tội phạm độc lập ( Thù hằn giám đốc công ty)

Mặt khách quan của tội tham ô tài sản

Hành vi của tội tham ô tài sản

Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình có để chiếm đoạt tài sản.

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản là do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện và hành vi chiếm đoạt tài sản đó có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của họ, nếu họ không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện việc chiếm đoạt tài sản ; chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện việc chiếm đoạt tài sản một cách dễ dàng

Thủ đoạn của tội tham ô tài sản

Lợi dụng chức vụ quyền hạn ( việc sử dụng chức vụ quyền hạn đc giao như là phương tiện dể chuyển dịch TS được giao quản lí thành TS của mình.

Thủ đoạn chiếm đoạt tài sản của người phạm tội tham ô hoàn toàn tương tự như thủ đoạn của người phạm tội trộm cắp tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhệm chiếm đoạt tài sản…như: lén lút, công khai, gian dối, bội tín…

Cũng như hậu quả của các tội phạm khác, hậu quả của tội tham ô tài sản là những thiệt hại vật chất hoặc phi vật chất cho xã hội.

Đối với tội tham ô tài sản, thiệt hại trước hết là thiệt hại về tài sản, ngoài ra còn có những thiệt hại khác phi vật chất.

Hậu quả của tội tham ô tài sản

xét về phương diện các yếu tố cấu thành tội phạm thì không phải là dấu hiệu bắt buộc, tức là, dù hậu quả chưa xảy ra nhưng hành vi vẫn cấu thành tội phạm.

Hiện nay, không chỉ đối với tội tham ô tài sản mà đối với nhiều tội phạm khác, nhà làm luật quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt làm ranh giới phân biệt tội phạm với hành vi vi phạm, nên có quan điểm cho rằng, thiệt hại về tài sản của các tội phạm này là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm nếu chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được nhưng giá trị tài sản dưới mức quy định của điều luật thì chưa cấu thành tội phạm.

Đây là sự nhầm lẫn giữa hậu quả của tội phạm với thiệt hại thực tế đã xảy ra, bởi vì hậu quả của tội phạm không chỉ là những thiệt hại do tội phạm đã gây ra mà còn đe doạ gây ra cho xã hội, tức là thiệt hại vật chất chưa xảy ra nhưng cũng đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

Cơ cấu hình phạt tội tham ô tài sản do pháp luật quy định          

Quy định Hình phạt tội tham ô tài sản gồm có 4 khung hình phạt, trong đó:

1 cơ bản : quy định có lợi hơn cho người phạm tội ( luật cũ < 50tr)

2 tăng nặng

1 bổ sung

Phân tích cấu thành tội Tham ô tài sản (Điều 353 BLHS)
Phân tích cấu thành tội Tham ô tài sản (Điều 353 BLHS)

Những Chú ý hình phạt tội tham ô tài sản do pháp luật quy định          

Hình phạt tội tham ô tài sản có các tình tiết tăng nặng, khi nghiên cứu Hình phạt tội tham ô tài sản cần chú ý các tình tiết định khung tăng nặng sau:

Có tổ chức

Cũng tương tự như các trường hợp phạm tội có tổ chức khác, tham ô tài sản có tổ chức là trường hợp có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm, trong đó có người tổ chức, người thực hành, người xúi dục, người giúp sức.

Tuy nhiên, không phải vụ án tham ô tài sản có tổ chức nào cũng có đủ những người giữ vai trò như trên, mà tuỳ từng trường hợp, có thể chỉ có người tổ chức và người thực hành mà không có người xúi dục hoặc người giúp sức, nhưng nhất định phải có người tổ chức và người thực hành thì mới là phạm tội có tổ chức.

Phạm tội tham ô tài sản có tổ chức có những đặc điểm riêng như:

Người thực hành trong vụ án tham ô có tổ chức phải là người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp thực hiện hành vi chiếm đoạt và thủ đoạn chiếm đoạt tài sản như: Thủ quỹ lấy tiền trong két, sửa chữa sổ sách; kê toán viết phiếu thu chi khống, sửa chữa sổ sách hoặc xác nhận các phiếu thu chi khống để hợp thức hoá việc chiếm đoạt tài sản;

Tham ô có tổ chức thường khó bị phát hiện, vì việc thu, chi khống đã được hợp thức hoá bằng một hệ thống sổ sách, hoá đơn chứng từ. Chỉ khi nào một trong những người đồng phạm tố giác thì sự việc mới bị phát hiện;

Trong những năm gần đây, tham ô có tổ chức với quy lớn thường được tổ chức rất chặt chẽ và kèm theo hành vi tham ô là hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, đưa và nhận hối lộ.

Người phạm tội tham ô tài sản và dùng tài sản chiếm đoạt được đưa hối lộ cho những người có chức, có quyền với mục đích để được bao che cho hành vi tham ô của mình, người nhận hối lộ lúc đầu chỉ là để bao che cho hành vi tham ô nhưng sau đó lại là người giúp sức hoặc chính họ lại là người khởi xướng để đồng phạm tham ô tiếp tài sản.

Các vụ án tham nhũng như: vụ Nhà máy dệt Nam Định, vụ Tamexco, vụ Epco-Minh Phụng, vụ Mường Tè, vụ nước khoáng Kim Bôi…phản ảnh rất rõ đặc điểm này của tham ô có tổ chức.

 Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm.

Dùng thủ đoạn xảo quyệt khi thực hiện hành vi tham ô tài sản là trường hợp  người phạm tội có những mánh khoé, cách thức thâm hiểm làm cho cơ quan, tổ chức, người quản lý tài sản và những người khác khó lường trước để đề phòng như:

Thủ quỹ, kê toán sửa chữa sổ sách để chiếm đoạt tài sản bằng các hoá chất rất khó phát hiện hoặc sau khi đã chiếm đoạt được tài sản người phạm tội tạo hiện trường giả như phá khoá cửa tạo vụ trộm cắp giả, giả vờ bị cướp, bị cướp giật, bị trộm cắp… để che giấu hành vi tham ô của mình.

Dùng thủ đoạn nguy hiểm khi thực hiện hành vi tham ô tài sản là trường hợp người phạm tội có những thủ đoạn chiếm đoạt tài sản hoặc thủ đoạn che giấu hành vi tham ô gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của con người như:

Thủ kho sau khi lấy tài sản trong kho do mình quản lý, đã đốt kho để phi tang; người bảo vệ hồ cá dùng hoá chất hoặc thuốc trừ sâu, diệt chuột đổ xuống ao, hồ để bắt cá chết nổi gây ô nhiễm nguồn nước sạch gây nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ của nhiều người.

Tham ô tiền chính sách

Gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối đảng, chính sách nhà nc, mất uy tín đội ngũ cán bô nhà nc. Gây thiệt hại quyền lợi ng được quan tâm hỗ trợ

Gây ảnh hưởng xấu đến đời sống cán bộ

Chậm lương, mất tiền thưởng, mất việc

Ảnh hưởng xấu trật tự an ninh an toàn XH

Gây phẫn nộ bất bình ndan, dẫn đến gây rối, biểu tình các thế lực thù địch lợi dujg tiến hành hđ nhằm lật đổ chính quyền hân dân  phá hoại viec thực hiện cs đại đoàn kết.

Ví dụ về tội tham ô tài sản

Bảo vệ lấy tài sản mình có TN quản lý

Thủ trưởng bàn với thủ quỹ, kế toán trưởng nâng khống hóa đơn

Thủ quỹ tự lấy tiền trong két

thủ kho tự lấy tài sản trong kho đem bán

Giám đốc lệnh cho thủ quỹ đưa tiền cho mình;

Kê toán lập phiếu thu, phiếu chi, chuyển khoản theo lệnh của người phạm tội

Bài viết cùng chủ đề:

Hình phạt tội tham ô tài sản (Điều 353 BLHS)

Mặt chủ quan và mặt khách quan của tội tham ô tài sản

Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Tội Tham ô tài sản (Phân tích chi tiết cấu thành tội phạm). Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *