Phân tích cấu thành tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356 BLHS)

Phân tích cấu thành tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356 Bộ luật hình sự Việt Nam)

Khách thể của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ

Những quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức trong nhà nước và của cả các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước; làm cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp này bị suy yếu, mất uy tín; làm cho nhân dân mất niềm tin vào Đảng và Nhà nước.

Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ
Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ

Mặt chủ quan của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ

Lỗi tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ

Cố ý trực tiếp, tức là, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; không có trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân nào được thực hiện do cố ý gián tiếp, vì người phạm tội bao giờ cũng mong muốn gây thiệt hại cho xã hội.

Động cơ tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ

Động cơ phạm tội là dấu hiệu bắt buộc. Điều này thể hiện ngay câu đầu tiên: “Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác”. Nếu không xác định được động cơ của người phạm tội thì hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân chưa cấu thành tội phạm này.

Động cơ vụ lợi là vì lợi ích vật chất của mình, của đơn vị mình hoặc của một tổ chức mà mình tham gia

Động cơ cá nhân khác là vì lợi ích phi vật chất của mình, của người khác mà mình quan tâm như: vì nể nang, vì cảm tình cá nhân, vì danh vọng, địa vị xã hội…

Chủ thể tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ

Nếu so sánh với tội tham ô tài sản, thì người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ cũng có thể là người có liên quan đến việc quản lý tài sản và cũng có thể không; phạm vi chức vụ, quyền hạn của người phạm tội rộng hơn đối với tội tham ô;

Còn nếu so sánh với tội nhận hối lộ, thì người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ cũng tương tự như người phạm tội nhận hối lộ, chỉ khác nhau ở chỗ: Người phạm tội nhận hối lộ lại không có hành vi gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lơi ích hợp pháp của công dân mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhận hối lộ.

Cũng như chủ thể của các tội phạm về chức vụ, tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là chủ thể đặc biệt, tức là chỉ chỉ có những người có chức vụ, quyền hạn mới thực hiện được tội phạm. Tuy nhiên, khẳng định này chỉ đúng đối với trường hợp vụ án không có đồng phạm, còn trong vụ án có đồng phạm thì có thể có cả những người không có chức vụ, quyền hạn nhưng họ chỉ có thể là người tổ chức, người xúi dục, người giúp sức, còn người thực hành, thì nhất thiết phải là người có chức vụ, quyền hạn.

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3. Tuy nhiên, đối với những người này họ chỉ có thể là đồng phạm trong vụ án, vì ở độ tuổi này họ chưa thể trở thành cán bộ, công chức. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cũng có trường hợp người dưới 16 tuổi lại là người chủ mưu, khởi xướng, giúp sức trong vụ án. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về trường hợp quy định tại khoản 1.

Mặt khách quan Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ

Hành vi Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ

Hành vi Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ là yếu tố thuộc Mặt khách quan Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ

Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ cũng tương tự như hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của người phạm tội tham ô, tội nhận hối lộ và các tội phạm khác có việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn và đã sử dụng chức vụ, quyền hạn đó một cách trái phép nhằm mục đích mà họ đặt ra. Nếu không sử dụng chức vụ, quyền hạn mà mình có thì không thực hiện được hành vi để đạt được mục đích của mình.

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ để gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân là do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện và hành vi gây thiệt hại đó có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của người phạm tội, nếu họ không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện được hành vi gây thiệt hại; chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện hành vi gây thiệt hại  một cách dễ dàng.

Vì vậy, khi xác định một người có lợi dụng chức vụ, quyền hạn hay không, trước hết phải căn cứ vào chức vụ họ đang giữ và theo pháp luật thì họ có những quyền gì ?

Nếu trong khi thi hành công vụ họ đã thực hiện vượt quá giới hạn cho phép là lạm dụng chức vụ, quyền hạn, mà không phải là lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Đây là dấu hiệu cơ bản để phân biệt giữa hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn với hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong nhiều tội phạm có dấu hiệu lợi dụng chức vụ, quyền hạn và lạm dụng chức vụ, quyền hạn.

Hậu quả Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ

Hậu quả là yếu tố thuộc Mặt khách quan Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ

Người có chức vụ, quyền hạn, lợi dụng chức vụ, quyền hạn phải gây thiệt hại :

Gây thiệt hại về tài sản từ 10tr đến dưới 200tr

Gây hiệt haiị khác đến lơi ích Nhà nước

Gây thiệt hại đến quyền lợi ích hợp pháp tchuc cá nhân

Khác với các tội phạm khác, hậu quả của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, hậu quả lại là dấu hiệu bắt buộc. Nếu hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chưa gây thiệt hại thì chưa cấu thành tội phạm.

Ngoài thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm thì còn có những hậu quả khác không phải lại dấu hiệu bắt buộc nhưng trong một số trường hợp nó là yếu tố định khung hình phạt như: hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc

Mối quan hệ nhân quả Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ

Mối quan hệ nhân quả là yếu tố thuộc Mặt khách quan Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ

Hành vi là nguyên nhân dẫn tới hậu quả, hậu quả là kết quả của hành vi.

Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Bài viết cùng chủ đề:

Mặt khách quan Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356 BLHS)

Chủ thể Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356 BLHS)

Chuyên mục: Hỏi đáp pháp luật

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *