Phân biệt tội diệt chủng và tội phạm chiến tranh

Tội diệt chủng là gì ?

Quy chế Rome đã kế thừa những nội dung của định nghĩa “Tội diệt chủng ” của công ước liên hợp quốc về ngăn ngừa tội phạm diệt chủng năm 1948, theo đó tội diệt chủng là thực hiện một hoặc nhiều  hành vi nguy hiểm, đối tượng hướng tới là nhằm vào một nhóm dân tộc, sắc tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo, có ý định hủy diệt một phần hoặc toàn bộ nhóm người 

Tội phạm chiến tranh là gì ?

Tội phạm chiến tranh là loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và có tính nguy hại lớn cho xã hội xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của con người đồng thời xâm phạm đến trật tự xã hội và chính trị của quốc gia.

Phân biệt tội diệt chủng và tội phạm chiến tranh
Phân biệt tội diệt chủng và tội phạm chiến tranh

Phân biệt tội diệt chủng và tội phạm chiến tranh

Tiêu chí Tội diệt chủng Tội phạm  chiến tranh
CSPL Điều 6 Quy chế Rome Điều 8 Quy chế Rome
Khái niệm + Quy chế Rome đã kế thừa những nội dung của định nghĩa “Tội diệt chủng ” của công ước liên hợp quốc về ngăn ngừa tội phạm diệt chủng năm 1948, theo đó tội diệt chủng là thực hiện một hoặc nhiều  hành vi nguy hiểm, đối tượng hướng tới là nhằm vào một nhóm dân tộc, sắc tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo, có ý định hủy diệt một phần hoặc toàn bộ nhóm người  Tội phạm chiến tranh là loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và có tính nguy hại lớn cho xã hội xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của con người đồng thời xâm phạm đến trật tự xã hội và chính trị của quốc gia
Đặc điểm + Thực hiện một hoặc nhiều hành vi nguy hiểm trong năm hành vi bị cấm được quy định tại Điều 6 Quy chế Rôma.

 + Đối tượng hướng tới nhằm vào một nhóm dân tộc, sắc tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo.

Ví dụ: Diệt chủng người da đỏ theo ước tính khoảng 95 triệu tới 114 triệu người da đỏ bản xứ đã bị tiêu diệt trong hơn 300 năm lãnh  thổ Bắc Mĩ bị người da trắng xâm chiếm để tạo lập nước Mĩ .

+Cố ý hủy diệt toàn bộ hay một phần cộng đồng người hoặc dân tộc

 Theo điều 3 của công ước ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng, hành vi diệt chủng có thể được thực hiện dưới nhiều vai trò diệt chủng, cố gắng phạm tội diệt chủng, đồng phạm tội diệt chủng.

Tội phạm được chia làm 4 nhóm:

+ Các hành vi vi phạm nghiêm trọng Công ước Geneva 12/8/1949, cụ thể là các hành vi xâm phạm con người hay tài sản được bảo hộ theo quy định của công ước Geneva

+ Các hành vi khác vi phạm nghiêm trọng luật pháp và tập quán được áp dụng trong xung đột vũ trang quốc tế trong khuôn khổ pháp luật quốc tế

+ Đố với các trường hợp xung đột vũ trang không mang tính quốc tế, là sự vi phạm Điều 3 chung cho các Công ước Geneva ngày 12/8/1949 cụ thể là đối với những người không tham gia tích cực vào các trận chiến đấu,kể cả thành viên  lực lượng vũ trang đã hạ vũ khí và những người bị loại khỏi vòng chiến đấu do ốm đau, bị thương, bị giam giữ hoặc vì lí do khác.

+Các xung đột vũ trang kéo dài diễn ra trên lãnh thổ của một quốc gia khi có xung đột vũ trang giữa các cơ quan nhà nước và các nhóm  vũ trang có tổ chức hoặc giữa các nhóm này với nhau

Lịch sử hình thành       Trong hơn nửa thế kỉ trước, kể từ sau chiến tranh thế giới thứ II và đầu thế kỉ XXI, trên toàn thế giới có 250 cuộc xung đột đẫm máu xảy ra. Hậu quả là có 86 triệu thường dân bị thiệt mạng mà đa số là phụ nữ và trẻ em, 170 người bị tước các quyền lợi chính đáng về tài sản, danh dự. Phần lớn những nạn nhân này bị lãng quên và chỉ có một số ít những người bị đưa ra xét xử

      Bước phát triển thứ hai về nội dung của luật hình sự quốc tế thể hiện ở việc hình thành các quy định quốc tế về tội phạm và hình phạt. Đây có thể gọi là quá trình “hình sự hóa” trách nhiệm của cá nhân bởi luật quốc tế ,hay cũng có thể gọi là quá trình “quốc tế hóa” trách nhiệm hình sự của các nhân,là một bước phát triển cơ bản không chỉ của luật hình sự quốc tế nói riêng,mà còn của cả luật quốc tế nói chung.Đây cũng có thể nói là giai đoạn hình thành tội Diệt chủng và các tộc ác quốc tế khác

     Bước phát triển thử ba của luật hình sự quốc tế là việc các quốc gia bằng cách này hay cách khác đã thiết lập nên những thiết chế tư pháp quốc tế, hoặc có tính chất quốc tế nhằm truy tố, xét xử những tội phạm quốc tế nghiêm trọng nhất. Các loại tội danh như tội xâm lược, tội phạm chiến tranh được quy định sau hai cuộc đại chiến, đặc biệt là Đại chiến thế giới lần thứ II với những tội ác khủng khiếp của Đức quốc xã đã dẫn đến sự ra đời của những thiết chế chưa từng hiện diện trong lịch sử nhân loại là hai tòa án quân sự quốc tế với cơ sở pháp lý xét xử đầy đủ và hiệu quả (Quy chế tòa án Nurumbe). Các tội phạm nói trên cùng với sự xuất hiện các loại hình tội ác quốc tế khác như tội diệt chủng đã được định danh chung là tội ác quốc tế

 

       Tội phạm chiến tranh bắt đầu được quy  định trong Điều ước do chính phủ các nước Liên xô, Hoa Kì, Anh , Pháp thỏa thuận tại Luân Đôn ngày 8 tháng 8 năm 1945

 

 

    Nhưng những thông lệ này được luật hóa lần đầu tiên trong pháp luật quốc tế trong các công ước Lahay 1899 và 1907.Khái niệm hiện đại của tội phạm chiến tranh được tiếp tục phát triển dưới sự bảo trợ của tòa án Nuremberg dựa trên định nghĩa của hiến chương Luân đôn ngày 8 tháng 8 năm 1945

Bài viết cùng chủ đề:

Một số thủ đoạn của tội rửa tiền

Dấu hiệu đặc trưng của tội chống loài người theo quy chế Rome

Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Phân biệt tội diệt chủng và tội phạm chiến tranh. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *