Tội cướp giật tài sản – Cấu thành tội phạm điều 171

Tội cướp giật tài sản, cấu thành tội cướp giật tài sản điều 171 Bộ luật hình sự

Tội cướp giật tài sản có cấu thành hình thức

tội cướp giật tài sản
tội cướp giật tài sản

Khái niệm tội cướp giật tài sản

Tội cướp giật tài sản Là hành vi nhanh chóng chiếm đoạt tài sản của người khác một cách công khai.

Khách thể

Quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu (quan hệ sở hữu là chủ yếu)

Đối tượng tác động       

Là tài sản (thông thường là tài sản gọn nhẹ, dễ dàng chiến đoạt và tẩu thoát); sức khoẻ của con người.

Tội phạm hoàn thành từ thời điểm: Người phạm tội thực hiện hành vi được mô tả trong điều luật (Phải giật được tài sản)- Nếu giật hụt thì coi là chưa hoàn thành.

Mặt chủ quan       

Lỗi   

Cố ý trực tiếp       

Động cơ

Tư lợi, muốn lấy về cho mình những lợi ích vật chất.

Mục đích    

Mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản.

Chủ thể      

Từ đủ 16 tuổi trở lên (khoản 1) và từ đủ 14 tuổi trở lên đối với khoản 2-3-4); Có năng lực trách nhiệm hình sự.

Mặt khách quan   

Hành vi         

Hành vi chiếm đoạt tài sản ( bằng hành vi giật, dành lấy một cách công khai) – (Khác với tội cướp tài sản; tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản. CTTP của tội cướp giật tài sản đòi hỏi phải có hành vi chiếm đoạt tài sản.)

   Hành vi chiếm đoạt tài sản của tội này có dấu hiệu riêng để phân biệt với hành vi chiếm đoạt của tội phạm khác đó là dấu hiệu công khai và dấu hiệu nhanh chóng.

+, Công khai: Cho phép chủ tài sản, người quản lý tài sản có khả năng biết ngay khi hành vi vừa xảy ra. Người phạm tội biết hành vi của mình có tính chất công khai và hoàn toàn không có ý định che dấu hành vi đó.

+, Nhanh chóng: Phản ánh thủ đoạn thực hiện hành vi chiếm đoạt của người phạm tội. Đó là thủ đoạn lợi dụng sơ hở ( sơ hở có thể là có sẵn hoặc do người phạm tội chủ động tạo ra) – nhanh chóng tiếp cận – nhanh chóng chiếm đoạt và nhanh chóng lẩn tranh ( Chú ý: Nhanh tóng tẩu thoát chỉ là đặc trưng không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này) (Ví dụ trong đám đông, A đã bị B giật chiếc điện thoại trên tay, sau đó B đã đưa cho người bạn của mình là C cầm chiếc điện thoại đó và tẩu thoát, A biết B giật chiếc điện thoại, có kêu gọi mọi người bắt B nhưng không có bằng chứng).

Hậu quả: Hậu quả (không phải dấu hiệu bắt buộc, không phải dấu hiệu định tội) của tội cướp giật tài sản trước hết là những thiệt hại về tài sản, ngoài ra còn có những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ hoặc những thiệt hại khác.

Hình phạt

4 khung hình phạt chính, 1 khung hình phạt bổ sung.

Chú ý – Giá trị của tài sản bị chiếm đoạt không được coi là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm.(hoa tai giả, dây chuyền giả)

– Bắt buộc phải có hành vi chiếm đoạt tài sản (phân biệt với cưỡng đoạt TS, cướp TS và bắt có nhằm chiếm đoạt TS)

– Nhanh chóng tẩu thoát không phải là dấu hiệu bắt buộc mà chỉ là dấu hiệu thường thấy.

– Cũng coi là tội này nếu người phạm tội có hành vi gian dối nhưng để tiếp cận tài sản.

Ví dụ

Trưa ngày 7/8/2017 M (18 tuổi), H (19 tuổi), ăn chơi hút hít trong một nhà nghỉ trên đường X, hai người bàn nhau đi cướp giật để lấy tiền…chơi tiếp. Đi khỏi nhà nghỉ một đoạn đến cầu vượt Nguyễn Chí Thanh, chúng thấy hai người phụ nữ đang đèo nhau bằng xe máy, tay ôm một chiếc túi, chúng đoán chiếc túi phải đáng giá nên mới ôm khư khư như vậy. Chúng quyết định bám theo, khi đến chân cầu vượt chúng cho xe áp sát và giật lấy chiếc túi rồi rú ga bỏ chạy.

tội cướp giật tài sản
tội cướp giật tài sản

Bài viết cùng chủ đề:

Tội cướp tài sản – Phân tích cấu thành tội cướp tài sản

Tội cưỡng đoạt tài sản – Cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản (điều 170)

Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Phân tích cấu thành tội cướp giật tài sản. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *