Tội cưỡng đoạt tài sản – Cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản (điều 170)

Tội cưỡng đoạt tài sản – Cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản (điều 170)

Tội cưỡng đoạt tài sản có cấu thành hình thức

Khách thể  

Quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu – nhưng chủ yếu là quan hệ sở hữu (Cả 2 quan hệ này đều là khách thể trực tiếp của tội phạm)

Đối tượng tác động        

Là tài sản bao gồm vật và tiền

Tội phạm hoàn thành thời điểm Người phạm tội thực hiện một trong các hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm.

tội cưỡng đoạt tài sản
tội cưỡng đoạt tài sản

Mặt chủ quan       

Lỗi Cố ý trực tiếp.

   Người phạm tội nhận thức rõ hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác do mình thực hiện là nguy hiểm cho xã hội. Đồng thời thấy trước hậu quả của hành vi đó là xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác và mong muốn hậu quả đó xảy ra.

Động cơ     

Tư lợi, muốn lấy về cho mình những lợi ích vật chất.

Mục đích         

Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt chủ quan của cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản. Nếu không có mục đích chiếm đoạt thì các hành vi đã nêu không phải là cưỡng đoạt tài sản.

Chủ thể      

Đối với khoản 1 là từ đủ 16 tuổi trở lên, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự

Đối với khoản 2-3-4 là từ đủ 14 tuổi trở lên, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự

Hình phạt   

4 khung hình phạt chính, 1 khung hình phạt bổ sung.

Mặt khách quan 

   Hành vi: Hành vi đe doạ SẼ dùng vũ lực

   Là hành vi doạ sẽ gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ nếu không thoả mãn yêu cầu chiếm đoạt của người phạm tội. (hành vi này không có đặc điểm ngay tức khắc. Sức mãnh liệt của sự đe doạ chưa đến mức có thể làm tê liệt ý chí chống cự của người bị đe doạ. (Giữa hành vi đe doạ và việc dùng vũ lực của tội cưỡng đoạt tài sản có khoảng cách về thời gian)

   Sự khác biệt với cướp tài sản (xem điều 168)

Hành vi (khác) uy hiếp tinh thần người khác.

   Là hành vi đe doạ gây thiệt hại về tài sản, danh dự, uy tín bằng bất cứ thủ đoạn nào nếu người bị uy hiếp không thoả mãn nhu cầu chiếm đoạt của người phạm tội. Được thể hiện bằng 1 số thủ đoạn như: đe doạ huỷ hoại tài sản;  đe doạ tố giác hành vi phạm pháp; đe doạ loan những tin về đời tư (mà người bị đe doạ muốn giữ kín);…

Chú ý – Người bị đe doạ có thể là chủ tài sản hoặc chỉ là người có trách nhiệm đối với tài sản.

– Những lời đe doạ có thể có thực, có thể không có thực hoặc có thực một phần.

Ví dụ:  Th là một tên lưu manh, không có việc làm. Một lần Th viết thư cho chị H với nội dung: “Nếu không giao cho Th 20.000.000 đồng thì Th sẽ chặn đường đánh cháu Tr (Là con của chị H) hoặc sẽ bắt cóc cháu Tr đem bán ra nước ngoài”. Vì sợ Th thực hiện lời đe doạ nên chị H đã phải giao cho Th số tiền mà Th yêu cầu.

tội cưỡng đoạt tài sản
tội cưỡng đoạt tài sản

Bài viết cùng chủ đề:

Tội cướp tài sản – Phân tích cấu thành tội cướp tài sản

Phân tích cấu thành tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Tội cưỡng đoạt tài sản – Cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản (điều 170). Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ.

5/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *