Phân tích cấu thành tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

KHÁCH THỂ CỦA TỘI BẮT CÓC NHẰM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản. Loại cấu thành tội phạm: Cấu thành hình thức

Khách thể: Quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu (Quyền sở hữu tài sản của nhà nước, tổ chức, cá nhân và quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do của con người)

Đối tượng tác động: Là tài sản và con người.

Phân tích cấu thành tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
Phân tích cấu thành tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI BẮT CÓC NHẰM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Lỗi: Cố ý trực tiếp

Động cơ: Tư lợi, muốn lấy về cho mình những lợi ích vật chất.

Mục đích: Mục đích phạm tội được quy định là mục đích chiếm đoạt

(Nếu không nhằm mục đích chiếm đoạt mà nhằm mục đích khác thì hành vi bắt cóc người khác làm con tin không cấu thành tội phạm này)

Bắt cóc người khác làm con tin.

CHỦ THỂ VÀ MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI BẮT CÓC NHẰM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Chủ thể :

Đối với trường hợp phạm tội tại khoản 1, chủ thể là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.

+, Các khoản khác thì từ 14 tuổi trở lên, có NLTNHS

Mặt khách quan:

Hànhvi: hành vi phạm tội là hành vi bắt cóc người khác làm con tin . 

Đó là:

+, Hành vi bắt giữ người trái phép (có thể là dùng vũ lực, dụ dỗ, lừa dối,…)

+ Hành vi đe doạ người thân thích của người bị bắt giữ.( có thể qua hình thức gửi thư, qua điện thoại hoặc trao đổi trực tiếp). => Tạo ra tâm lý lo sợ cho người bị đe doạ, buộc họ phải chấp nhận yêu cầu giao nộp tài sản nếu muốn con tin được an toàn.

Hậu quả: Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc, không phải dấu hiệu định tội.

Thủ đoạn: Bắt cóc người khác làm con tin.(Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc bằng các thủ đoạn khác như cho uống thuốc ngủ, thuốc mê, lừa dối,…)

Tội phạm hoàn thành khi: Chủ thể đã thực hiện hành vi “bắt cóc người khác làm con tin”( bắt giữ trái phép và đe doạ người thân của người bị bắt giữ trái phép đó). Không phụ thuộc vào việc chủ thể đã thực hiện hành vi chiếm đoạt TS chưa.

Hình phạt: Điều luật qiuy định 4 khung hình phạt chính, 1 khung hình phạt bổ sung và 1 khung hình phạt cho chuẩn bị phạm tội.

Ví dụ 1:  C và T là bạn của nhau, C có vay T 2 triệu đồng nhưng chưa trả được. Ngày 25/2/2018 Anh T rủ 2 người bạn của mình là A và B đến nhà anh C (khi đi 3 người có mang theo 1 chiếc tuýp sắt dài 80 cm). Khi đến nhà anh C, T và 2 người bạn của mình đã đe doạ và đưa anh C lên ô tô chở về nhà anh T (có trói và bịt miệng anh C). Sau đó 3 người yêu cầu C gọi điện về nhà, yêu cầu người nhà mang 20 triệu đồng đến thì mới thả C về. Gia đình anh C báo công an và A,B,T bị bắt.

Ví dụ 2: anh X 25 tuổi, đang điều khiển xe mô tô đi trên đường thì thấy cháu bé A (5 tuổi) đang đi lang thang. X nhận ra A là con của người bạn mình liền đến gần, giả vờ hỏi chuyện sau đó lừa cháu A lên xe đi với mình. Đến nhà, X gọi điện cho gia đình cháu A yêu cầu mang 100 triệu đến chuộc nếu không sẽ “không thấy A trở về”. Gia đình cháu A lo vợ đành thực hiện theo yêu cầu của X.

Bài viết cùng chủ đề:

Phân tích Tội giết người do vượt quá phòng vệ chính đáng (Điều 126 BLHS)

Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động (Điều 125 BLHS)

Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Phân tích cấu thành tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *