Chứng minh rằng tòa án ICC theo quy chế Rome có thẩm quyền bổ sung

Tòa án ICC là gì ?

Tòa ICC không phải là tòa án cấp trên của Tòa án quốc gia, không thay thế mà chỉ bổ sung cho thẩm quyền của Tòa án quốc gia.

tòa án ICC theo quy chế Rome có thẩm quyền bổ sung
tòa án ICC theo quy chế Rome có thẩm quyền bổ sung

Chứng minh tòa án ICC theo quy chế Rome có thẩm quyền bổ sung

Thứ nhất, lời nói đầu Quy chế Rome khẳng định “ Mỗi quốc gia có nghĩa vụ” thực hiện chức năng tư pháp của mình đối với tội phạm quốc tế”

+ Như vậy, Tòa án quốc gia vẫn có thẩm quyền xét xử trên cơ sở hệ thống pháp luật của mình đối với các loại tội phạm (tội phạm diệt chủng, tội phạm chống loài người, tội phạm chiến tranh, tội xâm lược) thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa ICC.

+ Tòa án quốc gia chịu trách nhiệm hàng đầu trong việc xét xử các tội phạm này. Tòa ICC chỉ xét xử trong trường hợp Tòa án quốc gia không muốn hoặc không có khả năng tiến hành điều tra, truy tố và xét xử một cách thực sự.

Thứ hai, về sự phân định thẩm quyền giữa Tòa án quân sự quốc tế và tòa án quốc gia:

Như trên đã nhắc đến, Tòa án quốc gia và Tòa ICC đều có thẩm quyền xét xử đối với các tội phạm nếu tại Điều 5 Quy chế Rome. Tuy nhiên, trong trường hợp quốc gia thành viên không chấp nhận thẩm quyền của Tòa ICC đối với tội phạm chiến tranh và tội phạm xâm lược, thì thẩm quyền của Tòa án ICC bị loại trừ.

+ Đối với quốc gia thành viên không chấp nhận quy định bổ sung Quy chê Rome về tội xâm lược thì Tòa án ICC cũng không có thẩm quyền xét xử đối với tội xâm lược do công dân của quốc gia đó thực hiện hay tội phạm xâm lược được thực hiện trên quốc gia đó. Mà thẩm quyền xét xử sẽ thuộc về tòa án quốc gia.

+ Đối với quốc gia thành viên chấp nhận thẩm quyền của Tòa ICC thì Tòa ICC cũng chỉ được tiến hành xét xử khi tòa án quốc gia không muốn hoặc  không có khả năng tiên hành điều tra, truy tố, xét xử một cách thực sự. Như vậy, thẩm quyền xét xử trước tiên vẫn thuộc về tòa án quốc gia.

Thứ ba, tranh chấp thẩm quyền

Trong trường hợp tranh chấp thẩm quyền giữa Tòa ICC và tòa án quốc gia. Quốc gia có quyền khiếu nại thẩm quyền tư pháp của Tòa án ICC. Quốc gia chủ thể của quyền khiếu nại là quốc gia đã hoặc đang tiến hành điều tra, truy tố đối với tội phạm mà quốc gia đó có thẩm quyền hoặc đã chấp nhận quyền tài phán của tòa án ICC.

Bài viết cùng chủ đề:

Khái niệm luật hình sự quốc tế có thể được tiếp cận ở các góc độ nào ?

Phân tích cấu thành tội phạm của Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản

Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Tòa án ICC theo quy chế Rome có thẩm quyền bổ sung. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *