Phân tích thời điểm giao kết và thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng về quyền sử dụng đất.

Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng về quyền sử dụng đất

Trong trường hợp không có thỏa thuận hay pháp luật không có quy định gì khác thì thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng là thời điểm giao kết hợp đồng

Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng không trùng với thời điểm giao kết hợp đồng thì thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng là thời điểm các bên thỏa thuận.

Trong các trường hợp pháp luật có quy định về thời điểm có hiệu lực thì sẽ tuân theo quy định đó (Điều 458, 459)

Ý nghĩa pháp lý  của Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng về quyền sử dụng đất

Là thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên

Là căn cứ xác định thời điểm phát sinh hành vi vi phạm về thời hạn của hợp đồng.

Thời điểm giao kết hợp đồng về quyền sử dụng đất

Bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.

Các bên có thể thỏa thuận về hình thức trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng  như: trả lời trực tiếp, trả lời thông qua văn bản, sự im lặng..

Trong trường hợp các nên thỏa thuận sự im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn, khi hết thời gian chờ trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng mà bên đề nghị vẫn im lặng thì coi như bên được đề nghị đã chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Thời điểm giao kết hợp đồng là là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.

Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói: thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung hợp đồng

Thời điểm giao kết hợp đồng: thời điểm bên sau cùng ký ( đóng dấu..)

Nếu ban đầu hợp đồng được giao kết bằng lời nói sau đó lại được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các bên đã thỏa thuận bằng lời nói về nội dung hợp đồng.

Ý nghĩa pháp lý của Thời điểm giao kết hợp đồng về quyền sử dụng đất

Là thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định khác. (k1. Điều 401)

Là căn cứ để xá định giá của tài sản trong hợp đồng mua bán tài sản khi các bên không có thỏa thuận về giá, hoặc xác định giá của dịch vụ trong trường hợp các bên không thỏa thuận về giá của dịch vụ…(k2 Điều 433)

Bài viết cùng chủ đề:

Phân biệt hoãn thực hiện nghĩa vụ và gia hạn thực hiện nghĩa vụ

Phân biệt chấm dứt nghĩa vụ theo thỏa thuận và miễn thực hiện nghĩa vụ

Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng QSDĐ (Phân tích). Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Phân tích thời điểm giao kết và thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng về quyền sử dụng đất.
Phân tích thời điểm giao kết và thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng về quyền sử dụng đất.
5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *