Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài

Bài viết phân tích về vấn đề Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài theo quy định pháp luật Việt Nam.

1. Khái niệm phán quyết của Trọng tài nước ngoài

Khái niệm phán quyết của Trọng tài nước ngoài được đề cập tại Công ước New York về công nhận và cho thi hành phán quyết cúa Trọng tài nước ngoài với 156 quốc gia thành viên trong đó có Việt Nam. Theo quy định tại Điều l của Công ước New York thì “Công ước này áp dụng đối với việc công nhận và thi hành các phản quyết của Trọng tài được ban hành tại lãnh thổ của một Quốc gia khác với Quốc gia nơi có yêu cầu công nhận và thì hành quyết định Trọng tài đó, xuất phát từ các tranh chấp giữa các thể nhân hay pháp nhân. Công ước cũng được áp dụng cho những phán quyết của Trọng tài không được coi là phản quyết trong nước tại Quốc gia nơi việc công nhận và thì hành chung được vêu cầu”

Như vậy, theo quy định của Công ước New York, một phán quyết Trọng tài sẽ được xem là phán quyết của Trọng tài nước ngoài nếu thuộc một trong hai trường hợp: Một là phán quyết của Trọng tài được ban hành tại lãnh thổ của một Quốc gia khác với Quốc gia nơi có yêu cầu công nhận và thi hành quyết định Trọng tài đó; Hai là phán quyết của Trọng tài không được coi là

phán quyết trong nước tại Quốc gia nơi việc công nhận và thi hành chúng được yêu cầu.1

Ở pháp luật Việt Nam, định nghĩa phán quyết trọng tài được quy định khoản 12 Điều 3 Luật TTTM: “Phán quyết của trọng tài nước ngoài là phán quyết do Trọng tài nước ngoài tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc ở trong lãnh thổ Việt Nam để giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận lựa chọn.”. Định nghĩa trên không căn cứ vào địa điểm nơi phán quyết được ban hành mà dựa vào việc xác định Trọng tài giải quyết vụ tranh chấp có phải là Trọng tài nước ngoài hay không. Quy định này rơi vào trường hợp thứ 2 trong quy định của Công ước New York

Thêm vào đó khoản 10 Điều 3 Luật TTTM 2010 có quy định: “Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài.”. Quy định này tương thích với khoản 2 Điều 424 BLTTDS 2015. Quy định khác với Công ước NY là Công ước NY quy định phán quyết từng phần, phán quyết sơ bộ cũng có thể được công nhận nhưng quy định trên của Việt Nam thì không.

Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài
Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài

2. Đặc điểm của pháp luật về vấn đề công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài

Pháp luật công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài là một chế định được quy định trong các vắn bản pháp luật về tố tụng dân sự, về Trọng tài, về tương trợ tư pháp. Vì vậy, chế định này mang cả ba đặc điểm của pháp luật trong ba lĩnh vực trên. Bên cạnh đó, nó còn mang những đặc điểm riêng biệt sau:

Thứ nhất, xuất phát từ tính chất phi chính phủ của Trọng tài mà việc công nhận phán quyết của Trọng tài nước ngoài không đương nhiên được đặt ra. Toà án các nước cũng như Toà án Việt Nam chỉ công nhận và cho thí hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài khi có đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành.

Thứ hai, đối với yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài bên cạnh các thủ tục theo quy định, thì điều kiện quan trọng đề công nhận và thi hành là phải có thoả thuận Trọng tài thể hiện ý chí của các bên. Nội dung tranh chấp trong phán quyết của Trọng tài nước ngoài thông thường chỉ giới hạn tranh chấp trong lĩnh vực thương mại theo quy định của Điều ước quốc tế hoặc pháp luật quốc gia.

Thứ ba, thủ tục xem xét yêu cầu công nhận và cho thi hành sẽ phải tuân theo quy định pháp luật của quốc gia nơi được yêu cầu nếu không được quy định trong các điều ước quốc tế. Phán quyết của Trọng tài nước ngoài chỉ được xem xét và công nhận, cho thi hành nếu tuân thủ đầy đủ các điều kiện trong điều ước quốc tế cũng như pháp luật quốc gia. Việc tuân thủ này sẽ được kiểm tra bởi Tòa án có thẩm quyền của quốc gia tiếp nhận

Thứ tư, phán quyết của Trọng tài nước ngoài nếu được công nhận và cho thi hành tại một quốc gia thì nó có giá trị chứng cứ và chứng minh tại quốc gia đó. Hay nói các khác với tư cách là một văn bản viết, phán quyết của Trọng tài nước ngoài khi được công nhận hiệu lực thi hành được coi là một nguồn chứng cứ, chứng minh.

Thứ năm, nguyên tắc đối xử quốc gia trong tư pháp quốc tế được đảm bảo. Theo đó, khi áp dụng pháp luật tố tụng của quốc gia nơi phán quyết Trọng tài nước ngoài cần được thi hành thì sẽ theo hướng không được áp đặt các điều kiện nặng hơn hoặc chi phí cao hơn với việc thi hành phán quyết của trọng tài trong nước.

Bài viết cùng chủ đề:

Xung đột pháp luật là gì?

Khái niệm hợp đồng trong tư pháp quốc tế

Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *