Bài viết Phân tích sự vận động biến đổi của tính giai cấp của nhà nước qua các kiểu nhà nước.

Nhà nước chủ nô
+ Cơ sở KT của NN chủ nô là QHSX CHNL được đặc trưng bằng chế độ sở hữu tư nhân về TLSX và người SX là nô lệ
+ Kết cấu giai cấp của XH này gồm 2 g/c chính: chủ nô và nô lệ:
- Chủ nô: chiếm thiểu số dân cư nhưng, nắm giữ phần lớn TLSX, tài sản của XH là g/c thống trị
- Nô lệ: chiếm đa số dân cư nhưng không có tài sản, chỉ là tài sản, công cụ biết nói của chủ
- Ngoài ra còn có các tầng lớp khác: nông dân, thợ thủ công…
+ Về tính g/c: NN chủ nô là BM chuyên chính của g/c chủ nô, công cụ để thực hiện và bảo vệ quyền thống trị của g/c này trong XH
+ Về tính XH: NN chủ nô là bộ máy điều hành và quản lý XH nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự XH
Có thể khẳng định tính giai cấp của nó thẻ hiện một cách sâu sắc nhất trong các kiểu nhà nước. Tính xã hội thì mờ nhạt hơn so với các n2 khác.
Nhà nước phong kiến
+ Cơ sở kinh tế: QHSX FK được đặc trưng bằng CĐ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất chủ yếu là ruộng đất và sự bóc lột một phần sức lao động của nông dân (thông qua chế độ tô, thuế)
- + XH có 2 giai cấp cơ bản: địa chủ, quý tộc FK và nông dân. Phương Tây: lãnh chúa và nông nô và tăng lữ. Ngoài ra còn có các gc khác.
- Tính giai cấp: là BM chuyên chính của giai cấp địa chủ, phong kiến, tức là công cụ để thực hiện và bảo vệ lợi ích, quyền và địa vị thống trị của giai cấp địa chủ, quý tộc FK trong xã hội trên cả ba lĩnh vực: kinh tế, chính trị và tư tưởng. Ở phương Tây còn là bm chuyên chính của tầng lớp tăng lữ thiên chúa giáo
- Tính XH: là BM để điều hành và quản lý XH nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự XHFK
- Tuy nhiên, sự quan tâm dành cho các hoạt động này khác nhau giữa các NN và các triều đại FK
Tính XH của NN FK tuy thể hiện rõ hơn nn chủ nô song còn mờ nhạt, hạn chế, tính giai cấp của nó thể hiện rất công khai và rõ rệt.
Nhà nước Tư sản
+ Cơ sở kinh tế của NNTS là quan hệ sản xuất TBCN được đặc trưng bằng chế độ sở hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất và sự bóc lột giá trị thặng dư.
+ Xã hội gồm hai giai cấp chính: tư sản và công nhân, ngoài ra còn có các giai cấp, tầng lớp khác: nông dân, tiểu thương, trí thức, thợ thủ công, học sinh, sinh viên…
Tính giai cấp :NN TS là BM chuyên chính tư sản, là công cụ để thực hiện và bảo vệ lợi ích, quyền và địa vị thống trị của giai cấp này trong xã hội
Tính xã hội :là BM để điều hành và quản lý XH nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự và sự ổn định của xã hội TBCN.
Tính giai cấp vẫn thể hiện rõ nhưng tính xã hội đã được mở rộng hơn so với 2 n2 trước.
Nhà nước Xã hội chủ nghĩa
- Cơ sở kinh tế: quan hệ sản xuất XHCN mà đặc trưng là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu và quan hệ bình đẳng, hữu nghị và hợp tác giữa những người lao động.
- Cơ sở XH là tất cả các g/c, tầng lớp trong XH mà nền tảng là liên minh giữa g/c công nhân với g/c nông dân và đội ngũ trí thức nhưng quyền lãnh đạo thuộc về g/c công nhân mà đại diện là đảng tiên phong của nó
+ Dưới góc độ tính g/c, NN XHCN là BM chuyên chính vô sản, tức là công cụ để thực hiện và bảo vệ lợi ích, quyền và địa vị thống trị của g/c công nhân và những người lao động khác trong XH.
+ Dưới góc độ tính XH, NN XHCN là BM để tổ chức, quản lý và điều hành XH nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự XH và nhằm xây dựng thành công CNXH
Tính xã hội thể hiện một cách rộng rãi hơn tất cả các nhà nước khác, tính giai cấp chỉ thể hiện mờ nhạt.
Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Sự vận động biến đổi của tính giai cấp của nhà nước. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.
Bài viết cùng chủ đề:
Phân tích khái niệm kiểu nhà nước, căn cứ phân chia kiểu nhà nước