Điểm giống nhau trong quy chế pháp lý của nội thủy và lãnh hải
- Đều được điều chỉnh bởi PLQT mà quan trọng nhất là UNCLOS 1982.
- Tàu quân sự và tàu nhà nước sử dụng vào mục đích phi thương mại được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ. Quyền tài phán không thuộc về quốc gia ven biển mà thuộc về QG mang cờ.
- Có quyền tài phán đối với tàu thuyền nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
- Quốc gia ven biển đều có chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ đối với nội thủy và lãnh hải

Điểm khác nhau trong quy chế pháp lý của nội thủy và lãnh hải
So với nội thủy, quốc gia ven biển chỉ có chủ quyền hoàn toàn đầy đủ với lãnh hải mà không có tính chất tuyệt đối. Thể hiện ở một số tiêu chí như sau:
Quy chế pháp lý của Nội thủy | Quy chế pháp lý của lãnh hải | |
Mức độ chủ quyền | Tuyệt đối | Hoàn toàn, đầy đủ |
Quyền đi qua của tàu thuyền nước ngoài | Phải thực hiện chế độ xin phép và được sự đồng ý của quốc gia ven biển | Không phải thực hiện chế độ xin phép. Tàu thuyền của tất cả các quốc gia, có biển hay không có biển đều được hưởng quyền qua lại không gây hại trong lãnh hải |
Quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với tàu TM | Quốc gia ven biển được can thiệp trong một số TH ngoại lệ:
+ Người có hành vi VP không phải là thủy thủ đoàn; + Khi được thuyền trưởng hoặc cơ quan đại diện NG, LS của QG treo cờ yêu cầu; + Hậu quả của vụ vi phạm mở rộng đến quốc gia ven biển
|
Quyền tài phán của Quốc gia ven biển trong lĩnh vực dân sự và hình sự khác nhau.
Cụ thể: Có thể thấy, trong vùng LH, quyền TP của Quốc gia ven biển sẽ được đặt ra nhiều điều kiện và nhiều hạn chế hơn so với trong vùng nội thủy |
Bài viết cùng chủ đề:
Cách xác định và quy chế pháp lý của lãnh hải
Bộ phận cấu thành và quy chế pháp lý của nội thủy
Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề So sánh quy chế pháp lý của nội thủy và lãnh hải. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.