Quyền miễn trừ tư pháp và quyền miễn trừ tài sản của quốc gia theo quy định của Công ước có các nội dung gồm:
1. Quyền miễn trừ xét xử và miễn trừ về tài sản
Một trong những nội dung quan trọng của miễn trừ tư pháp của quốc gia là quyền iễn trừ xét xử. Cụ thể, Điều 5 của Công ước đã quy định rõ: “Quốc gia được hưởng quyền miễn trừ xét xử đối với hoạt động của quốc gia cũng như tài sản của quốc gia tại Tòa án của quốc gia khác”. Tương tự, Điều 6 của Công ước cũng đã khẳng định: “Quốc gia cam kết không thực hiện quyền tài phán tại Tòa án của quốc gia mình để chống lại một quốc gia khác”. Theo giải thcsh tại điểm a khoản 1 Điều 2 của Công ước, “Tóa án” được hiểu là bất kỳ một cơ quan nào của nhà nước có chức năng xét xử mà không phụ thuộc vào tên gọi của cơ quan đó.
Quyền miễn trừ xét xử của quốc gia luôn đi liền với quyền miễn trừ về tài sản. Theo đó, tài sản của quốc gia do quốc gia tự định đoạt, không một hủ thể nào được chiếm đoạt hoặc xâm phạm tài sản của quốc gia bằng bất cứ một hình thức nào. Tài sản của quốc gia không thể bị bắt giữ, tịch thu khi không có sự đồng ý của quốc gia. Các quốc gia là thành viên của Công ước phải có nghĩa vụ đảm bảo cho quyền miễn trừ xét xử và quyền miễn trừ tài sản của quốc gia khác.

2. Quyền miễn trừ về áp dụng các biện pháp đảm bảo sơ bộ cho vụ kiện liên quan đến quốc gia
Miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo đơn kiện, nếu quốc gia đồng ý cho tổ chức, cá nhân nước ngoài kiện mình, tức là đồng ý cho Tòa án nước ngoài xét xử vụ kiện mà quốc gia là bị đơn. Trong trường hợp nếu một quốc gia đồng ý để tòa án nước ngoài thụ lý, giải quyết một vụ tranh chấp mà quốc gia là một bên tham gia thì tòa án nước ngoài đó được quyền xét xử, nhưng tòa án không được áp dụng bất cứ một biện pháp cưỡng chế nào như bắt
giữ, tịch thu tài sản của quốc gia để phục vụ cho việc xét xử. Tòa án chỉ được áp dụng các biện pháp này nếu được quốc gia cho phép. Theo Điều 18 Công ước Liên hợp quốc quy định: “Không có biện pháp cưỡng chế tiền tố tụng nào như tịch thu, chiếm giữ tài sản trái pháp luật của quốc gia được áp dụng trong một vụ kiện trước một tòa án nước ngoài…”. Trong trường hợp mà quốc gia đồng ý cho Tòa án một nước thụ lý đơn kiện chống lại quốc gia đó thì quốc gia vẫn tiếp tục hưởng quy chế pháp lý đặc biệt trong quá trình tham gia tố tụng tại Tòa án quốc gia đó.
Như đã nói, do các quốc gia bình đẳng với nhau về chủ quyền, mặt khác, tài sản của quốc gia cũng là bất khả xâm phạm. Do đó, nếu quốc gia đồng ý tham gia vụ án với tư cách là bị đơn thì tòa án cũng không được quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế tiền tố tụng nào được áp dụng với quốc gia.
3. Quyền miễn trừ về thi hành án
Miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo thi hành quyết định của Tòa án trong trường hợp quốc gia đồng ý cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài khởi kiện cũng như đồng ý cho Tòa án xét xử vụ kiện đó. Khi mà quốc gia đồng ý cho một tòa án nước ngoài giải quyết một tranh chấp mà quốc gia là bên tham gia và nếu quốc gia là bên thua kiện thì bản án của Tòa án nước ngoài đó cũng phải được quốc gia tự nguyện thi hành.
Nếu như quốc gia không tự nguyện thi hành bản án và không có sự đồng ý của quốc gia thì không thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế như bắt giữ, tịch thu tài sản của quốc gia nhằm cưỡng chế thi hành bản án đó. Kể cả khi mà quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ xét sử thì quyền miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế bảo đảm thi hành phán quyết của toàn án vẫn phải được tôn trọng. Theo Điều 19 Công ước Liên hợp quốc quy định: “Không có biện pháp cưỡng chế nào sau khi có phán quyết của Tòa án như tịch thu, bắt giữ tài sản trái pháp luật của quốc gia được áp dụng trong một vụ kiện trước một tòa án nước ngoài…”. Khi tham gia vào quan hệ dân sự quốc tế, quốc gia sẽ không bị bắt buộc phải tham gia vào
bất kỳ vụ kiện nào, trừ khi chính quốc gia đồng ý. Trường hợp quốc gia từ bỏ một nội dung trong quyền miễn trừ tư pháp thì quốc gia vẫn hưởng quyền miễn trừ đối với các nội dung khác. Mặc dù quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia đều được các quốc gia thừa nhận, tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp đều đặt ra quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia. Xuất phát từ tính chất của các quan hệ dân sự là thỏa thuận và bình đẳng và để tạo điều kiện thúc đẩy giao lưu dân sự quốc tế phát triển, bảo đảm các quyề, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, hầu hết các hệ thống pháp luật trên thế giới đều quy định một số trường hợp nhất định khi quốc gia tham gia các quan hệ tư pháp quốc tế, quốc gia sẽ không được hưởng quyền miễn trừ tư pháp.
Tương tự như vậy, phần III Công ước Liên hợp quốc về quyễn miễn trừ tư pháp của quốc gia sẽ không thể được viện dẫn. Cụ thể, Điều 10 của Công ước quy định: “Nếu quốc gia tham gia giao dịch thương mại với một cá nhân, pháp nhân nước ngoài theo các nguyên tắc của tư pháp quốc tế, thuộc thẩm quyền của tòa án một quốc gia khác, thì quốc gia không được viện dẫn quyền miễn trừ đối với các vụ kiện phát sinh từ các giao dịch đó.”
Bên cạnh đó cũng cần lưu ý, quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia là quyền chứ không phải nghĩa vụ của quốc gia. Chính vì vậy, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể quốc gia có thể từ bỏ quyền miễn trừ tư pháp của mình để bình đẳng như thể nhận và pháp nhân trong các quan hệ dân sự. Tuy nhiên, do nội dung các quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia là độc lập với nhau, nên quốc gia có quyền từ bỏ một hoặc tất cả quyền miễn trừ tư pháp của mình tùy thuộc vào từng mối quan hệ cụ thể. Quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ này nhưng không có nghĩa là đương nhiên từ bỏ quyền miễn trừ khác.
Về nguyên tắc, việc từ bỏ quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia (một phần hoặc tất cả) phải được thể hiện rõ ràng, minh bạch. Mặt khác, việc quốc gia được hưởng quyền miễn trừ tư pháp không có nghĩa là không có biện pháp khác để yêu cầu quốc gia thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với các giao dịch nói chung hoặc giao dịch dân sự nói riêng mà quốc gia đã tham gia. Ngoài việc được giải quyết thông qua con đường ngoại giao, trên thực tế có nhiều biện pháp khác nhau có thể được các chủ thể thực hiện để gây sức ép đòi hỏi quốc gia phải thực hiện các nghĩa vụ trách nhiệm mà quốc gia đã cam kết.
Bài viết cùng chủ đề:
Thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là gì?
Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Phân tích chi tiết các quyền miễn trừ tư pháp quốc gia trong tư pháp quốc tế. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.