Phân tích quy phạm xung đột về thừa kế, di chúc và giám hộ

Bài viết Phân tích quy phạm xung đột về thừa kế, di chúc và giám hộ trong tư pháp quốc tế. Quy phạm xung đột về thừa kế, di chúc và giám hộ theo quy định tại pháp luật Việt Nam

1. Quy phạm xung đột về thừa kế

Theo khoản 1 Điều 690 BLDS năm 2015 thì đây là quy phạm xung đột, quy phạm này điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật. Các vấn đề về thừa kế theo pháp luật như xác định hàng thừa kế, tài sản thừa kế… đều được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.

Đối với tài sản thừa kế là bất động sản – tài sản có đặc tính gắn liền với đất đai, mà đất đai thuộc một phần của lãnh thổ quốc gia nên thực hiện quyền thừa kế đối với tài sản này có phần đặc biệt.

Khi đọc khoản 1và khoản 2 hầu hết mọi người nhầm tưởng rằng bất động sản vẫn theo pháp luật nước nới có bất động sản nhưng bất động sản vẫn được xác định theo quốc tịch nới người để lại di sản chết mà chỉ quyền và nghĩa vụ về bất động sản được xác định theo luật nơi có bất động sản. Như vậy hệ thuộc được pháp luật Việt Nam lựa chọn áp dụng là Luật quốc tịch để giải quyết xung đột.

Phân tích quy phạm xung đột về thừa kế, di chúc và giám hộ
Phân tích quy phạm xung đột về thừa kế, di chúc và giám hộ

2. Quy phạm xung đột về di chúc

Khoản 1 Điều 681 xác định áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch để điều chỉnh vấn đề này. Năng lực lập di chúc là một dạng năng lực hành vi nên việc Điều 681 lựa chọn

hệ thuộc luật quốc tịch để điều chỉnh vấn đề này là phù hợp với ĐIều 674 BLDS 2015 quy định về năng lực hành vi của cá nhân. Hành vi lập di chúc để định đoạt tài sản của một người là hành vi đặc biệt, vì vậy năng lực của cá nhân người đó đối với hành vi này cần phải được đặt trong mối quan hệ với hệ thống pháp luật gắn bó nhất với họ. Hệ thống pháp luậy của nước họ có quốc tịch hay hệ thống pháp luật của nước mà họ là công dân chính là hệ thống phù hợp nhất.

Khoản 2 Điều 681 quy định về hình thức của di chúc bởi đây là quan hệ có yếu tố nước ngoài nên có nhiều hơn một hệ thống pháp luật có thể được áp dụng để điều chỉnh vấn đề này. Trong khoản này, hệ thuộc luật nơi lập di chúc được ưu tiên áp dụng, khi xem xét tính hợp pháp về hình thức di chúc thì các cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ đầu tiên vào pháp luật nước nơi lập di chúc.

Nếu hình thức di chúc phù hợp với pháp luật thì di chúc hợp pháp về hình thức. Nhưng nếu căn cứ vào pháp luật nước nơi di chúc được lập thì di chúc không phù hợp về hình thức, khi đó cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét đến các hệ thống pháp luật có liên quan khác như pháp luật của nước nơi cư trú, pháp luật của nước người lập di chúc có quốc tịch vào thời điểm lập di chúc hoặc thời điểm người đó chết…

3. Quy phạm xung đột về giám hộ

Định nghĩa về giám hộ được quy định tại Điều 46 BLDS năm 2015. Tại Điều 682 quy định về vấn đề này nhưng có yếu tố nước ngoài, chỉ ra rằng quan hệ giám hộ phải được xác định theo pháp luật của nước nơi người được giám hộ cư trú. Các nội dung liên quan đến quan hệ giám hộ như quy định người giám hộ, người được giám hộ, quản lý tài sản của người được giám hộ… đều phải căn cứ vào pháp luật của nước nơi người được giám hộ cư trú.

Điều luật này quy định như vậy là bởi để bảo vệ, đảm bảo tốt nhất quyền lời của cá nhân người được giám hộ. Bên cạnh đó, việc lựa chọn hệ thuộc luật này là phù hợp vì nếu không áp dụng hệ thuộc luật nơi người được giám hộ cư trú thì rất có thể xảy ra tình trạng có những quy định của pháp luật áp dụng không được chấp nhận tại nơi việc giám hộ được thực hiện.

Bài viết cùng chủ đề:

Phân biệt xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền trong tư pháp quốc tế

Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Phân tích quy phạm xung đột về thừa kế, di chúc và giám hộ. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *