Phân tích các loại quy phạm pháp luật quốc tế, cho ví dụ

Khái niệm quy phạm pháp luật quốc tế

Trong khoa học luật quốc tế, quy phạm pháp luật quốc tế là quy tắc xử sự, được tạo ra bởi sự thỏa thuận của các chủ thể LQT và có giá trị ràng buộc các chủ thể đó đối với các quyền, nghĩa vụ hay trách nhiệm pháp lý quốc tế khi tham gia quan hệ pháp luật quốc tế.

quy phạm pháp luật quốc tế
quy phạm pháp luật quốc tế

Phân loại quy phạm pháp luật quốc tế

Căn cứ vào giá trị hiệu lực quy phạm pháp luật quốc tế

quy phạm pháp luật quốc tế được chia thành:

– Quy phạm mệnh lệnh chung (Jus Cogens): Đây là loại quy phạm tối cao của LQT, có hiệu lực đối với mọi chủ thể, mọi mối quan hệ pháp luật quốc tế. Các quốc gia có nghĩa vụ phải tuân thủ tuyệt đối và không được thay đổi nội dung của các quy phạm này và hành vi nhằm tự ý thay đổi chúng bị coi là vô hiệu ngay từ đầu.

VD: Quy phạm này quy định tội phạm chiến tranh là tội ác quốc tế và phải bị trừng phạt, các quốc gia không được tự ý thay đổi nội dung của quy phạm này để áp dụng; Nguyên tắc Cấm đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế; quy phạm ngăn cấm chiếm hữu nô lệ, diệt chủng, cướp biển…

Tuy nhiên, các quy phạm Jus Cogens vẫn có thể bị hủy bỏ hoặc bị thay thế bởi một quy phạm Jus Cogens mới về cùng một vấn đề.

VD: Trong LQT cổ đại “quyền tiến hành chiến tranh” là một quy phạm Jus Cogens. Tuy nhiên, quy phạm này đã bị thay thế bằng một quy phạm Jus Cogens mới đó là nguyên tắc “cấm đe dọa dùng vũ lực và dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế”.

– Quy phạm tùy nghi: Vẫn là quy phạm pháp luật quốc tế nhưng cho phép mỗi quốc gia trong khả năng của mình được phép xác định phạm vi quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý quốc tế trong một khung nhất định.

VD: Trong vùng lãnh hải, Luật biển quốc tế cho phép quốc gia ven biển tự mình xác định chiều rộng lãnh hải, nhưng không phải xác định tùy ý mà phải trong giới hạn xác định không quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở.

Quy phạm Jus Cogens hay quy phạm tùy nghi đều có thể thay đổi dựa trên cơ sở sự thỏa thuận.

Căn cứ vào hình thức thể hiện quy phạm pháp luật quốc tế

– Quy phạm điều ước (quy phạm thành văn): là những quy phạm được ghi nhận chính thức trong các điều ước quốc tế, do các QG và chủ thể khác của LQT thỏa thuận xây dựng nên.

– Quy phạm tập quán quốc tế (quy phạm bất thành văn): là những quy phạm được chứa đựng trong tập quán quốc tế, chiếm số lượng nhỏ hơn và thường được áp dụng trong các lĩnh vực hợp tác truyền thống vì nó được áp dụng trong thời gian dài, và được lặp đi lặp lại nhiều lần và trở thành tập quán.

Ngoài ra, trong quan hệ quốc tế còn tồn tại một số quy phạm hỗn hợp, là loại quy phạm có thể tồn tại dưới cả 2 hình thức thành văn và bất thành văn.
VD: Nguyên tắc “tự do biển cả” trong Luật Biển quốc tế 1982. Đây là nguyên tắc được ghi nhận trong công ước Luật biển với tư cách là điều ước quốc tế, nhưng nó cũng tồn tại với tư cách là tập quán quốc tế.

Căn cứ vào phạm vi tác động của các quy phạm pháp luật quốc tế

QP đa phương phổ cập: QP có giá trị bắt buộc với hầu hết các CT của LQT. VD: QP được ghi nhận trong Hiến chương LHQ.

QP đa phương khu vực: QP chỉ có giá trị bắt buộc đối với một số QG nhất định là thành viên của ĐUQT cụ thể. Thông thường là ĐUQT được ký kết giữa các QG trong cùng khu vực địa lý, hoặc cùng xu hướng chính trị hoặc chung lợi ích. VD: QP trong HC ASEAN 2007.

Ngoài ra còn có QP song phương:

Bài viết cùng chủ đề:

Công nhận quốc tế là gì ? (khái niệm, hình thức, phương pháp, hệ quả pháp lý)

Định nghĩa và đặc điểm tập quán quốc tế

Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Phân tích các loại quy phạm pháp luật quốc tế, cho ví dụ. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *