Quy chế pháp lý của vùng biển quốc tế

Biển quốc tế là gì ?

Biển quốc tế là tất cả những phần biển không thuộc vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của một quốc gia cũng như không nằm trong vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo (Điều 86 CULB 1982).

Khái niệm biển quốc tế và Quy chế pháp lý của biển quốc tế
Khái niệm biển quốc tế và Quy chế pháp lý của biển quốc tế

Quy chế pháp lý của biển quốc tế

Quy chế pháp lý của biển quốc tế được xây dựng trên cơ sở NT tự do biển cả. Cụ thể: Biển cả được để ngỏ cho tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển sử dụng vào mục đích hòa bình. Không có 1 QG nào có quyền xác lập chủ quyền CG đối với biển cả.

Theo Điều 87 CULB, quyền tự do đối vởi biển cả bao gồm 6 quyền:

Tự do hàng hải.

Tự do hàng không.

Tự do đặt dây cáp hoặc ống dẫn ngầm dưới biển.

Tự do xây dựng các đảo nhân tạo và những thiết bị khác được Luật quốc tế cho phép.

Tự do đánh bắt cá.

Tự do nghiên cứu khoa học.

Mỗi quốc gia khi thực hiện các quyền tự do này phải tính đến lợi ích của việc thực hiện tự do trên biển cả của các quốc gia khác.

Quyền tài phán của QG đối với tàu thuyền trong biển cả

Về nguyên tắc, QTP thuộc về QG tàu mang cờ. Cụ thể: Các tàu thuyền chỉ hoạt động dưới cờ của một quốc gia và chỉ thuộc quyền tài phán của quốc gia này khi ở biển cả (Điều 92). Mọi quốc gia đều thực sự thi hành quyền tài phán và sự kiểm soát của mình trong các lĩnh vực hành chính, kỹ thuật và xã hội đối với các tàu thuyền mang cờ của mình (Điều 94).

Tàu chiến hay tàu của nhà nước dùng trong lĩnh vực phi thương mại được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ tuyệt đối (Điều 95 và 96 CULB 1982), quyền tài phán chỉ thuộc về QG tàu mang cờ.

Quyền tài phán phổ cấp tại Điều 110: Tàu thuyền và phương tiện bay quân sự hay Nhà nước của bất kỳ quốc gia nào cũng có quyền tài phán, cụ thể là được quyền khám xét, bắt giữ các tàu thuyền khác trên Biển quốc tế nếu nghi ngờ chiếc tàu đó rơi vào 1 trong các TH:

  • Tàu cướp biển.
  • Chuyên chở nô lệ.
  • Tàu buôn bán ma túy, chất hướng thần
  • Tàu phát sóng trái phép.
  • Không có quốc tịch: Tàu không mang cờ hoặc mang hai hay nhiều cờ (Một tàu thuyền hoạt động dưới cờ của nhiều quốc gia mà nó sử dụng theo sở thích của mình thì không thể sử dụng đối với mọi quốc gia thứ ba, bất cứ quốc tịch nào trong số đó và có thể được coi như là một tàu thuyền không có quốc tịch.)

Để tránh tình trạng khám xét tùy ý không có cơ sở, k3 Điều 110 quy định: Nếu việc nghi ngờ xét ra không có cơ sở thì chiếc tàu bị khám xét được bồi thường về mọi tổn thất hay thiệt hại xảy ra, với điều kiện là chiếc tàu này không phạm một hành động nào làm cho nó bị tình nghi.

Quyền truy đuổi

–  Việc truy đuổi được tiến hành khi quốc gia ven biển có lý do đúng đắn cho rằng chiếc tàu này đã vi phạm pháp luật và qui định của quốc gia ven biển.

        – Việc truy đuổi được tiến hành trong bất kì vùng biển nào, cụ thể: khi chiếc tàu nước ngoài đang ở trong nội thủy, trong vùng nước quần đảo, lãnh hải hay trong vùng tiếp giáp lãnh hải cho đến khi ra khỏi vùng biển của quốc gia tiến hành truy đuổi. Nếu chiếc tàu đang ở trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa thì quốc gia truy đuổi phải chứng minh được là nó đã vi phạm những qui định của quốc gia ven biển áp dụng theo đúng những qui định của CULB 1982 trong hai vùng này.

  • Điều kiện thực hiện quyền truy đuổi:

+ Việc truy đuổi phải liên tục, không bị gián đoạn.

+ Quyền truy đuổi chỉ có thể được thực hiện bởi các tàu chiến hay các phương tiện quân sự hoặc các tàu hay phương tiện bay của Nhà nước.

–  Quyền truy đuổi chấm dứt khi chiếc tàu bị truy đuổi đi vào lãnh hải của quốc gia và nó thuộc quyền hay một quốc gia khác.

Bài viết cùng chủ đề:

So sánh quy chế pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa

Thềm lục địa là gì ? Quy chế pháp lý ở thềm lục địa

Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *