Phân tích và bình luận phương pháp thực chất trong tư pháp quốc tế

Phân tích và bình luận phương pháp thực chất trong tư pháp quốc tế

Phương pháp thực chất trong tư pháp quốc tế là gì ?

Phương pháp thực chất là phương pháp trực tiếp giải quyết ngay quan hệ pháp lý phát sinh bằng cách xác định trực tiếp quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ. Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở áp dụng các quy phạm pháp luật thực chất được xây dựng trong pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế và tập quán quốc tế có liên quan.

Như vậy, khi áp dụng phương pháp thực chất để điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế TPQT cụ thể, vấn đề pháp lý có yếu tố nước ngoài sẽ được giải quyết ngay bằng quy phạm luật thực chất đã được xây dựng sẵn trong đó chỉ rõ quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của các bên liên quan cũng như đưa ra giải pháp cụ thể cho các vấn đề có liên quan.

QPTC tồn tại trong ĐƯQT và tập quán quốc tế, theo quy ước, được gọi là quy phạm pháp luật thực chất thống nhất. Bên cạnh quy phạm pháp luật thực chất thống nhất, TPQT còn có quy phạm luật thực chất nội địa (hay thông thường) là quy phạm pháp luật thực chất được xây dựng trong pháp luật quốc gia.

Phương pháp thực chất trong tư pháp quốc tế
Phương pháp thực chất trong tư pháp quốc tế

Bình luận về phương pháp thực chất của tư pháp quốc tế

Ưu điểm

Thứ nhất, QPTC là quy định giúp giải quyết trực tiếp các quan hệ và nó chỉ áp dụng trong các quan hệ, lĩnh vực cụ thể. Do đó, phương pháp này sẽ giúp cho việc giải quyết các xung đột được nhanh chóng hơn, do không phải qua giai đoạn chọn hệ thống pháp luật và các quy phạm của hệ thống luật đó để giải quyết.

Thứ hai, các phương pháp thực chất chỉ sử dụng đối với các bên tham gia quan hệ cụ thể mà trong không gian giới hạn và đôi khi chỉ áp dụng với các chủ thể cụ thể. Vì thế, các chủ thể này thường biết trước các điều kiện pháp lý đó, để hợp tác với nhau trong các quan hệ, tránh được các xung đột xảy ra.

Thứ ba, phương pháp này còn điều chỉnh trực tiếp bằng cách các quốc gia kí kết điều ước quốc tế mà trong các điều ước quốc tế đó tồn tại các quy phạm thực

chất thống nhất, vì vậy nó đã làm tăng khả năng điều chỉnh hữu hiệu của luật pháp, tính khả thi cao hơn, loại bỏ được sự khác biệt, thậm chí mâu thuẫn trong luật pháp giữa các nước với nhau.

Hạn chế

Thứ nhất, số lượng các ĐƯQT ký kết thì chưa nhiều và số lượng quy phạm thực chất trong mỗi điều ước lại không nhiều, do đó, cơ sở áp dụng còn hạn chế, nhất là trong các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và một số nước.

Thứ hai, không có khả năng thay đổi ứng biến linh hoạt để thích ứng được với tốc độ phát triển của các quan hệ dân sự quốc tế. Do quy định thực chất chỉ áp dụng cho các quan hệ cụ thể nên khi có quan hệ mới phát sinh thì không thể áp dụng nó để giải quyết.

Thứ ba, việc xây dựng, ký kết khá phức tạp, tốn nhiều thời gian, công sức. Quan hệ dân sự đang ngày càng gia tăng về số lượng, thay đổi về nội dung; trong khi đó, điều kiện kinh tế – chính trị – xã hội của mỗi quốc gia lại khác gia nên việc thống nhất được các quy phạm giải quyết trực tiếp cho từng quan hệ cụ thể giữa các nước là không hề đơn giản.

Thứ bốn, do QPTC là sự nhất trí giữa các quốc gia nên phạm vi ràng buộc của các điều ước chỉ với các quốc gia có liên quan.

Bài viết cùng chủ đề Phương pháp thực chất trong tư pháp quốc tế:

Cách xác định pháp luật áp đụng đối với hợp đồng có yếu tố nước ngoài

Đánh giá vấn đề giải quyết xung đột pháp luật về sở hữu trí tuệ

Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Phương pháp thực chất trong tư pháp quốc tế Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *