Bài viết phân tích và đánh giá thực tiễn Các phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế ở Việt Nam
Phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế
1. Phương pháp thực chất
Xuất phát từ chủ quyền quốc gia, quốc gia có quyền tài phán đối với các chủ thể, quan hệ có yếu tố nước ngoài trong lãnh thổ của mình. Chính vì thế, nhà nước Việt Nam đã ban hành những văn bản pháp luật quy định trực tiếp quyền và nghĩa vụ đối với cá nhân, pháp nhân nước ngoài.
Phần lớn các quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam có liên quan đến cá nhân, tổ chức nước ngoài. Chúng được thể hiện ở nhiều văn bản như LShTT, Luật Đầu tư, v.v. Ví dụ như khoản 4 điều 4 Luật Đầu tư 2014 quy định: “Đối với hợp đồng trong đó có ít nhất một bên tham gia là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này, các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc tập quán đầu tư quốc tế nếu thỏa thuận đó không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.”
Bên cạnh pháp luật quốc gia, các QPTC còn được thể hiện trong các ĐƯQT mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Một số ĐƯQT quan trọng như Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán quốc tế, Công ước Paris 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp v.v.
Ngoài ra, phương pháp thực chất còn thể hiện ở các tập quán quốc tế mà Việt Nam công nhận. Khi đó, những tập quán đó được áp dụng và các chủ thể sẽ bị
xử lý theo pháp luật khi họ vi phạm. VD: Hệ thống tập quán trong Incoterms 1990 như CIF, FOB, CFR…

2. Phương pháp xung đột
Xu thế hội nhập với thế giới đã làm phát sinh những vấn đề liên quan đến hai hay nhiều nước khi công dân, pháp nhân của họ tham gia quan hệ pháp luật với nhau. Để giải quyết những vấn đề pháp lý trên, khi mà không thể sử dụng được ngay các QPTC thì pháp luật mỗi nước đều đã xây dựng những QPXĐ riêng của mình.
Ở Việt Nam, QPXĐ thường được thể hiện trong các văn bảm pháp luật quốc gia như: BLDS 2015, Luật Hôn nhân và gia đình 2014, LSHTT 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 v.v. Tuy nhiên, QPXĐ trong pháp luật thường được xây dựng trong BLDS là chủ yếu. Bởi lẽ chúng điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Bên cạnh đó, các QPXĐ còn được quy định trong các hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý (song phương và đa phương) giữa Việt Nam và các quốc gia khác. Ví dụ như Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ô-xtrây-li-a. Các quy đinh này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tố tụng dân sự quốc tế.
3. Giải pháp hoàn thiện PPĐC ở Việt Nam
Thứ nhất, xây dựng thêm các quy đột xung đôt mới để điều chỉnh. Trong bối cảnh hội nhập và ngày càng có nhiều quan hệ dân sự mới phát sinh thì cần thiết và nhạnh chóng ban hành các quy phạm xung đột để kịp thời và linh hoạt trong điều chỉnh các quan hệ pháp luật đó.
Thứ hai, ký kết thêm các ĐƯQT song phương hoặc đa phương. Tham gia hay ký kết ĐƯQT cũng tạo ra cơ sở pháp lý cần thiết để nước ta bước vào tiến trình phát triển chung toàn cầu. Bởi khi có hành lang pháp lý, các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự biết được quyền và nghĩa vụ của nhau, tạo cho
họ sự tự tin, sự chắc chắn để sẵn sàng tham gia hoặc giải quyết quan hệ pháp luật đó.
Thứ ba, chú trọng đào tạo trình độ chuyên môn của các chủ thể có thẩm quyền trong xây dựng cũng như giải quyết các quan hệ pháp luật của TPQT. Do đặc thù của ĐTĐC của tư pháp quốc tế là có yếu tố nước ngoài nên pháp luật điều chỉnh cần có khả năng dự liệu được những hoàn cảnh có thể phát sinh trong đời sống quốc tế. Mặt khác, nhà làm luật và cơ quan giải quyết tranh chấp phải có trình độ hiểu biết sâu rộng về pháp luật trong và ngoài nước, thực tiễn xu thế thế giới. Từ đó, góp phần phát triển ngành tư pháp quốc tế Việt Nam.
Bài viết cùng chủ đề:
Điểm khác nhau về cách thức giải quyết xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền
Pháp nhân nước ngoài là gì? Xác định quốc tịch của pháp nhân nước ngoài
Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế ở Việt Nam. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.