Xác định pháp về quyền tài sản áp dụng trong tư pháp quốc tế

Bài viết phân tích cách Xác định pháp về quyền tài sản áp dụng trong tư pháp quốc tế

Xác định pháp về quyền tài sản áp dụng trong tư pháp quốc tế

1. Quyền sở hữu đối với tài sản là động sản trên đường vận chuyển

Điều 678 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản. Đối với khoản 1 Điều 678 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định các vấn đề về việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản.

Riêng tài sản là động sản và tài sản đó lại trên đường vận chuyển thì quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản này không áp dụng hệ thuộc luật nơi có tài sản mà thay vào đó là hệ thuộc luật của nước do các bên thỏa thuận lựa chọn hoặc luật của nước nơi động sản được chuyển đến (Khoản 2 Điều 678).

Hệ thuộc luật do các bên lựa chọn được áp dụng trong trường hợp này.Việc áp dụng hệ thuộc luật do các bên lựa chọn trong trường hợp này là cần thiết. Vì quan hệ sở hữu nói riêng và quan hệ dân sự nói chung là các quan hệ giữa các cá nhân, pháp nhân với nhau, các chủ thể này ngang quyền và bình đẳng với nhau nên việc thỏa thuận, thương lượng luôn được ưu tiên, tôn trọng.

Sự thỏa thuận hoàn toàn không chỉ nên bó gọn trong phạm vi quyền và nghĩa vụ, mà ngay cả sự thỏa thuận về lựa chọn pháp luật áp dụng cũng cần phải được công nhận và cho phép.

Do đó, khoản 2 Điều 678 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã cho phép các bên chọn luật áp dụng điều chỉnh quan hệ về quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là động sản đang trên đường vận chuyển. Pháp luật  iệt Nam áp dụng hệ thuộc luật của nước do các bên thỏa thuận được chuyển đến, quy định còn được gọi là luật của người mua.

Người mua sẽ giữ thế chủ động hơn trong quan hệ giao dịch. Đây là quy định mà không nhiều quốc gia quy định nhưng nó lại phù hợp với Việt Nam, bởi lẽ, nước ta hàng năm có tỉ lệ nhập siêu tương đối cao, nếu quy định lựa chọn luật nước người bán để áp dụng sẽ gây nhiều bất lợi cho cá nhân, cơ quan tổ chức trong nước.

Xác định pháp về quyền tài sản áp dụng trong tư pháp quốc tế
Xác định pháp về quyền tài sản áp dụng trong tư pháp quốc tế

2. Quan hệ hợp đồng

Khoản 1 Điều 683 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “1. Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng.”

Hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên vì vậy nguyên tắc tự do hợp đồng luôn được đề cao và tôn trọng. Vì vậy, khoản 1 Điều 683 Bộ luật dân sự năm 2015 cho phép các bên trong hợp đồng được thỏa thuận chọn luật áp dụng đối với hợp đồng. Pháp luật do các bên lựa chọn là pháp luật ưu tiên áp dụng để xem xét hợp đồng.

Đây là quy định hoàn toàn khoa học và hợp lý vì nó phản ánh bản chất quan hệ dân sự. Các bên cũng có thể thoả thuận thay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng với điều kiện việc thay đổi đó “không được ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba được hưởng trước khi thay đổi pháp luật áp dụng, trừ trường hợp người thứ ba đồng ý” (khoản 6, điều 683).

BLDS 2015 đã không sử dụng tiêu chí “nơi thực hiện hợp đồng”, mà thay vào đó là tiêu chí “mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng” để xác định pháp luật áp dụng cho hợp đồng. Thật vậy, khoản 1 điều 683 BLDS 2015 quy định

“Trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng”. Đây là một quy định được coi là tiến bộ hơn so với quy định của BLDS 2005, nhưng nó cũng đặt ra một số vấn đề về áp dụng trong thực tiễn.

Tư pháp quốc tế của nhiều nước cũng có quy định về xác định pháp luật áp dụng dựa trên tiêu chí “mối liên hệ gắn bó nhất” nhưng không định nghĩa thế nào là “mối liên hệ gắn bó nhất” mà trao cho thẩm phán quyền xác định dựa vào các hoàn cảnh thực tế của vụ việc cần giải quyết. Trước yêu cầu về sự rõ ràng và dễ áp dụng của luật, Việt Nam đã chọn cách liệt kê mối liên hệ gắn bó nhất trong một số hợp đồng cụ thể.

Cách quy định liệt kê như trên có ưu điểm là rõ ràng, dễ áp dụng cho các hợp đồng chuyên biệt, nhưng có nhược điểm là không đầy đủ và khó áp dụng cho các hợp đồng phức tạp có bản chất hỗn hợp.

Ngoài ra, các ngoại lệ về nội dung trong khi chọn luật về quan hệ hợp đồng cũng được quy định tại khoản 4, 5, 6 Điều 683 Bộ luật Dân sự năm 2015.

3. Quan hệ thực hiện công việc không có ủy quyền

Điều 686 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định  “Các bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc thực hiện công việc không có ủy quyền. Trường hợp không có thỏa thuận thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nói thực hiện công việc không có ủy quyền.” Có thể thấy trong quan hệ về thực hiện công việc không có ủy quyền có yếu tố nước ngoài phát sinh sẽ phát xung đột pháp luật và Bộ luật dân sự năm 2015 quy định cách thức chọn luật áp dụng cho quan hệ này.

4. Quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Khoản 1 Điều 687 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định  “Các bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp không có thỏa thuận thì pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại được áp dụng.”

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài là quan hệ bồi thường thiệt hại diễn ra giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại, trong các bên đó có một bên là cá nhân, pháp nhân nước ngoài, hoặc tài sản là đối tượng của quan hệ này tồn tại ở nước ngoài, hoặc sự kiện gây thiệt hại xảy ra ở nước ngoài. Theo đó, Luật do các bên thoả thuận được ưu tiên áp dụng. Điều này nhằm tôn trọng và mở rộng quyền tự do định đoạt của các bên trong quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, xuất phát từ tính chất của các quan hệ dân sự hình thành trên nguyên tắc nền tảng là sự thoả thuận giữa các bên.

Tuy nhiên, sự lựa chọn luật áp dụng của các bên bị giới hạn. Các bên không được lựa chọn pháp luật áp dụng trong trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 687  bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có nơi cư trú đối với cá nhân hoặc nơi thành lập đối với pháp nhân tại cùng một nước thì pháp luật nước đó được áp dụng.

Nghĩa là, trong trường hợp này áp dụng pháp luật của nước mà các bên có nơi cư trú chung. Quy định này hợp lí và thống nhất với các quy định trong các hiệp định tương trợ tư pháp  iệt Nam kí kết với nước ngoài

Bài viết cùng chủ đề:

Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế

Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Xác định pháp về quyền tài sản áp dụng trong tư pháp quốc tế. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *