Vai trò của ngân sách nhà nước

Vai trò của ngân sách nhà nước (phân tích chi tiết)

Ngân sách nhà nước là gì?

Ngân sách nhà nước là một thành phần trong hệ thống tài chính. Thuật ngữ “Ngân sách nhà nước” được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia. Khái niệm này được quy định cụ thể tại khoản 14 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015 như sau:

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. 

Vai trò của ngân sách nhà nước
Vai trò của ngân sách nhà nước

Vai trò của ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước là khâu tài chính tập trung quan trọng nhất, là kế hoạch tài chính cơ bản, tổng hợp của nhà nước. Nó giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính quốc gia cũng như có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Vai trò của ngân sách nhà nước được xác lập trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ của nó trong từng giai đoạn cụ thể. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, vai trò của ngân sách nhà nước được thể hiện trên các mặt sau đây:

Thứ nhất, ngân sách nhà nước là công cụ phân phối của nhà nước đối với lợi tức quốc gia: Ngân sách nhà nước có chức năng huy động nguồn lực tài chính để hình thành các quỹ tiền tệ tập trung, đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Đây là vai trò quan trọng nhất của ngân sách nhà nước, giúp cho nhà nước thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Vai trò này thể hiện qua việc quy định nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách các cấp tại chương III Luật Ngân sách nhà nước 2015.

Ví dụ tại điều 35 quy định về nguồn thu của ngân sách trung ương, như: thuế xuất, nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng từ hàng hóa nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt từ hàng hóa nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường từ hàng hóa nhập khấu,…

Thứ hai, ngân sách nhà nước là công cụ điều tiết các hoạt động kinh tế: Vai trò này xuất phát từ yêu cầu khắc phục những khuyết tật vốn có của nền kinh tế thị trường.Thông qua việc điều hòa các nguồn tài chính giữa các vùng kinh tế, các ngành kinh tế, thông qua việc hướng dẫn, kích thích hay hạn chế sản xuất, tiêu dùng bằng các chính sách thuế, tài chính, ngân sách nhà nước điều tiết thu nhập của các chủ thể khác nhau trong xã hội; điều chỉnh giá cả, ổn định thị trường, chống lạm phát, cân bằng giữa tích lũy, đầu tư và tiêu dùng.

Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định về chi cho đầu tư phát triển tại khoản 1 điều 36 bao gồm chi đầu tư cho các dự án, đầu tư, hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của trung ương, đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, ngân sách nhà nước là công cụ hướng dẫn tiêu dùng xã hội: Bằng chính sách thuế, nhà nước có thể thông qua hoạt động ngân sách nhà nước để thực hiện ưu đãi cho các đối tượng chính sách, điều tiết thu nhập dân cư, hạn chế sự bất bình đẳng xã hội.

Ngân sách nhà nước cung cấp phương tiện để nhà nước thực hiện trợ cấp xã hội, phúc lợi công cộng. Khoản 3 Điều 36 Luật ngân sách nhà nước chỉ rõ: vai trò điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội, trợ giúp trực tiếp dành cho những người có thu nhập thấp hay có hoàn cảnh đặc biệt như: chi trợ cấp xã hội, chi cho sự nghiệp giáo dục, khoa học và công nghệ, văn hóa thông tin, y tế, dân số và gia đình, bảo vệ môi trường, chi cho bảo đảm xã hội, …

Ví dụ: xây dựng khu công nghiệp tạo công ăn việc làm cho người dân. 

Bài viết cùng chủ đề Vai trò của ngân sách nhà nước:

Phân biệt thuế, phí và lệ phí

Bản chất pháp lí và nội dung của hoạt động chấp hành ngân sách nhà nước

Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Vai trò của ngân sách nhà nước. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *