Phân tích khái niệm “Vi phạm cơ bản” theo công ước viên 1980

Theo quy định của Điều 25 Công ước Viên, vi phạm cơ bản được coi là sự vi phạm hợp đồng [do một bên gây ra] làm cho bên [kia] bị thiệt hại trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng, trừ phi bên vi phạm không tiên liệu được hậu qủa đó và một người có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh tương tự.

Vi phạm cơ bản theo công ước viên 1980

1. Yếu tố vi phạm hợp đồng

Trước hết, yếu tố quan trọng nhất để xác định mức độ vi phạm của khái niệm “vi phạm cơ bản” chính là sự tồn tại của sự vi phạm nghĩa vụ, có thể phát sinh từ hợp đồng (như thoả thuận của các bên) hoặc từ các quy định của Công ước Vienna.  Khi không có sự vi phạm nghĩa vụ, điều 25 tại Công ước Viena 1980 sẽ không thể được viễn dẫn và áp dụng. Sẽ không có vi phạm cơ bản khi bên có hành vi không thực hiện nghĩa vụ có quyền không tuân thủ các nghĩa vụ đó, chẳng hạn trong trường hợp bên nợ thực hiện quyền từ chối thực hiện một nghĩa vụ nào đó (vì pháp luật không cho phép) hoặc khi bên chủ nợ không hợp tác với bên nợ vì vậy bên nợ không thể thực hiện nghĩa vụ của mình.

Công ước Vienna không phân biệt giữa các nghĩa vụ cơ bản và nghĩa vụ phụ. “Kể cả sự vi phạm một nghĩa vụ mà không phải là nghĩa vụ cơ bản theo hợp đồng, chỉ là một nghĩa vụ phụ vẫn có thể được coi là nghĩa vụ cơ bản”, nếu nghĩa vụ đó liên quan mật thiết tới sự trao đổi hàng hoá hoặc các bên trong hợp đồng dẫn chính tới các quy tắc của Công ước Vienna.

Có thể kết luận rằng, điều 25 Công ước Vienna 1980 không phân biệt tính cơ bản trên cơ sở loại hành vi/nghĩa vụ, chẳng hạn như “không giao hàng”, “không thanh toán”, “không thể thực hiện”, “chậm chễ”.. v.v. mà chỉ thiết lập một khái niệm tổng quan về vi phạm hợp đồng.

Phân tích khái niệm "Vi phạm cơ bản" theo công ước viên 1980
Phân tích khái niệm “Vi phạm cơ bản” theo công ước viên 1980

2. Yếu tố thiệt hại đáng kể

Quy định của Điều 25 về “vi phạm cơ bản” cũng đòi hỏi bên bị thiệt hại phải gánh chịu thiệt hại đáng kể so với những gì mà họ có “quyền chờ đợi” trên cơ sở hợp đồng. Khái niệm “thiệt hại đáng kể” bao gồm tất cả (thiệt hại hiện hữu và trong tương lai) các hậu quả từ những vi phạm hợp đồng, bao gồm mất mát về tiền bạc (thực tế và tương lai) và cả những hậu quả khác.

Vi phạm hợp đồng sẽ là cơ bản nếu sự “đáng kể” có thể được xác lập đối với thiệt hại [của bên bị thiệt hại] trong tương quan với mong đợi của bên bị thiệt hại xuất phát từ nội dung của thỏa thuận trong hợp đồng. Câu chữ của Điều 25 Công ước Vienna chỉ rõ rằng tính chất “cơ bản” của vi phạm – được đánh giả bởi toà án – sẽ dựa trên sự kỳ vọng, mong đợi hợp pháp của bên bị thiệt hại. Thiệt hại đó phải nghiêm trọng tới mức triệt tiêu lợi ích của bên bị thiệt hại trong việc thực hiện hợp đồng hoặc bên đó không thể mong đợi một mức bồi thường thấp hơn mức thiệt hại mà họ phải gánh chịu. Mức nghiêm trọng của thiệt hại phải được xác định trong từng vụ việc cụ thể. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể xác định một số mức (chuẩn) có thể khẳng định sự tồn tại vi phạm cơ bản trong hợp đồng

Từ quy định của Điều 25 có thể thấy mức độ đáng kể của hậu quả của hành vi vi phạm phải được đánh giá từ góc độ của bên bị thiệt hại “có thể chờ đợi [gì] từ hợp đồng”. Điều đó không có nghĩa là chúng ta sẽ phải cân nhắc mong muốn (chủ quan)  của bên không vi phạm hoặc những lợi ích mà họ mong muốn đạt được. Nội dung của Điều 25 cho thấy sẽ phải xem xét những mong đợi khách quan trên cơ sở các điều khoản cụ thể của hợp đồng liên quan. Đây chính là vấn đề diễn giải hợp đồng, việc diễn giải sẽ không khó khăn nếu các bên nêu rõ mục tiêu và thể hiện sự chấp thuận rõ ràng đối với các nghĩa vụ hoặc một số trách nhiệm đối với loại vi phạm đó. Điều kiện sẽ khó khăn khi các bên trong hợp đồng chỉ sử dụng các điều khoản mẫu và không làm rõ những vấn đề nêu trên.

Đối với trường hợp này, có thể sẽ cần phải xem xét hiệu lực của các điều khoản mẫu đó trong khuôn khổ luật quốc gia, vì Công ước Vienna không trực tiếp điều chỉnh vấn đề này. Chẳng hạn, trong hệ thống luật của Đức, các điều khoản hợp đồng mẫu sẽ chịu sự điều chỉnh trong khuôn khổ điều 307 Bộ luật Dân sự của Đức. Theo quy định của Điều 307.2 BLDS Đức có ghi nhận, các điều khoản hợp đồng mà sự vi phạm (cho dù là rất nhỏ) cũng bị coi là vi phạm cơ bản và những loại vị phạm cho dù có đem lại hậu quả nghiệm trọng tới đâu cũng không được coi là vi phạm cơ bản

Khi các bên không tự làm rõ tầm quan trọng của các nghĩa vụ hợp đồng liên quan, vấn đề này sẽ phải được xác định trên cơ sở quy tắc diễn giải mà Công ước Vienna thiết lập tại Điều 8. Cho dù việc diễn giải sẽ phải phụ thuộc vào điều kiện của từng vụ việc, vẫn có thể xác định một số trường hợp chuẩn để khẳng định sự vi phạm có phải là cơ bản hay không.

3. Khả năng tiên liệu của bên vi phạm

Một vi phạm sẽ không thể bị coi là vi phạm cơ bản khi bên vi phạm đã không tiên liệu trước được hậu quả đáng kể và một người có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh tương tự. Từ đó có thể thấy Điều 25 cũng đòi hỏi cần phải có sự đánh giá về ý thức, suy nghĩ chủ quan của bên vi phạm và đồng thời so sánh với ý thức, kiến thức của một chủ thể trung lập trong việc dự liệu về hậu quả đó trong những điều kiện tương tự. Yêu cầu đánh giá khách quan này là bắt buộc theo yêu cầu của Điều 8.2 trong Công ước Vienna.

Công ước Vienna không quy định cụ thể thời gian liên quan để xác định khả năng tiên liệu. Tuy nhiên, phần lớn các chuyên gia nghiên cứu luật hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đều xem thời gian liên quan là thời điểm kết thúc hợp đồng vì bản chất của sự vi phạm phải liên quan tới sự mong chờ hợp lý xuất phát từ nội dung của hợp đồng, tức là những trông đợi/dự tính được thể hiện rõ trong các điều khoản liên quan của hợp đồng cho tới khi các bên kết thúc hợp đồng, từ đó là cơ sở để đánh giá khả năng tiên liệu của bên vi phạm.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *