Tổ chức xã hội là gì ? Phân tích khái niệm tổ chức xã hội

Tổ chức xã hội là gì  

Tổ chức xã hội là một trong những bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị ở nước ta, được hình thành trên cơ sở tự nguyện của các thành viên có chung mục đích, hoạt động theo pháp luật và theo điều lệ, không vì lợi nhuận nhằm đáp ứng những lợi ích chính đáng của các thành viên và phát huy tính tích cực chính trị của các thành viên tham gia vào quản lý nhà nước, xã hội.

Tổ chức xã hội là gì
Tổ chức xã hội là gì

Đặc điểm của tổ chức xã hội

          Mỗi tổ chức xã hội đều có những hoạt động đặc thù phản ánh vị trí, vai trò của mình trong hệ thống chính trị. Mặt khác, các tổ chức vẫn có những đặc điểm chung nhất định, phân biệt với cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế. Đặc điểm đó là:

          Các tổ chức xã hội được hình thành trên nguyên tắc tự nguyện của những thành viên cùng chung một lợi ích hay cùng một giai cấp, cùng nghề nghiệp, sở thích. Tính tự nguyện thể hiện rõ nét trong việc nhân dân được tự do lựa chọn và quyết định tham gia hay không tham gia vào một tổ chức xã hội nào đó. Không ai có quyền ép buộc người khác phải tham gia hay không được tham gia vào các tổ chức xã hội. Yếu tố tự nguyện còn được thể hiện trong việc kết nạp hay khai trừ các thành viên của tổ chức xã hội, hoàn toàn do tổ chức đó quyết định chứ không có sự can thiệp của nhà nước và cũng không sử dụng quyền lực nhà nước để chi phối hoạt động đó.

          Các tổ chức xã hội nhân danh chính tổ chức mình để tham gia hoạt động quản lý nhà nước, chỉ trong trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định tổ chức xã hội mới hoạt động nhân danh Nhà nước. Đặc điểm này thể hiện rõ tổ chức xã hội không phải là bộ phận trong cơ cấu bộ máy nhà nước. Nhà nước thừa nhận và bảo hộ sự tồn tại của các tổ chức xã hội bằng việc cho phép tổ chức xã hội được thành lập đồng thời quy định các quyền và nghĩa vụ pháp lí của chúng. Khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó, các tổ chức nhân danh tổ chức mình.(đối tượng chịu sự quản lí, chủ thể thường của quan hệ pháp luật hành chính.).Chỉ trong những trường hợp nhất định khi nhà nước trao quyền thì các tổ chức mới nhân danh nhà nước thực hiện hoạt động quản lí. ( Chủ thể quản lí hành chính nhà nước, chủ thể đặc biệt trong quản lí hành chính nhà nước.)

          Các tổ chức xã hội hoạt động tự quản theo quy định của pháp luật và theo điều lệ do các thành viên của tổ chức xây dựng. Dù tổ chức có hoạt động theo điều lệ hay theo quy định của nhà nước thì hoạt động của tổ chức vẫn mang tính tự quản. Nhà nước  không can thiệp trực tiếp vào công việc nội bộ của tổ chức xã hội. Các hoạt động nội bộ được thực hiện theo điều lệ của tổ chức.  Điều lệ của tổ chức do thành viên trong nội bộ tổ chức xây dựng thông qua đại hội đại biểu hoặc đại hội toàn thể các thành viên. Điều lệ của hội không được trái với pháp luật và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn. Điều lệ của các tổ chức xã hội không phải là văn bản pháp luật, các quy định không mang tính pháp lí. Nó cungx không quy định quyền và nghĩa vụ pháp lí của các tổ chức, không xác định năng lực chủ thể của các tổ chức trong các quan hệ xã hội.

Luatthanhmai.com
Luatthanhmai.com

          Các tổ chức xã hội không nhằm mục đích lợi nhuận mà nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên. Khi có những hành vi xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên hoặc của những người khác, các tổ chức xã hội tạo ra dư luận xã hội rộng rãi để phản đối, yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ, khôi phục các quyền bị xâm hại. Mặc dù vậy, có thể hoạt động của tổ chức xã hội có thể đem lại lợi nhuận.

“Tổ chức phi Chính phủ” nhìn chung có đặc điểm như các tổ chức xã hội , vì vậy tổ chức phi chính phủ được hiểu là tổ chức xã hội. Tổ chức phi chính phủ có hai loại là tổ chức phi chính phủ quốc gia và tổ chức phi chính phủ quốc tế.

Các tổ chức tôn giáo không thuộc các tổ chức xã hội theo khái niệm tổ chức xã hội được nói ở đây. Mỗi quốc gia đều có cách gọi độc lập, trực tiếp đối với các tổ chức tôn giáo, không xếp tôn giáo vào tổ chức xã hội. Tổ chức tôn giáo là tập hợp người có mối liên hệ về thứ bậc với các chức sắc nội bộ, hoạt động với quy định và chuẩn mực riêng của tôn giáo nhằm duy trì, phát triển và truyền bá giáo lí với các nghi lễ đảm bảo sự tồn tại và phát triển của chính bản thân tôn giáo.

Bài viết cùng chủ đề:

Phân biệt cơ quan hành chính nhà nước và tổ chức xã hội

4.5/5 - (10 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *