Cơ quan hành chính nhà nước là gì ?
Khái niệm: “Cơ quan hành chính nhà nước” là bộ phận hợp thành của bộ máy nhà nước, được thành lập để thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước.

Chi tiết Phân loại cơ quan hành chính nhà nước
Để phân loại cơ quan hành chính nhà nước cơ thể dựa vào các tiêu chí: phạm vi lãnh thổ, thẩm quyền và nguyên tắc tổ chức, cụ thể:
Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ
Có thể chia làm hai loại “cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương” và “cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương”:
Trung ương | Địa phương |
-Gồm: Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ.
-Chức năng quản lý hành chính nhà nước trên toàn bộ lãnh thổ, đóng vai trò quan trọng, chỉ đạo các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Phần lớn VBPL do các cơ quan này ban hành có hiệu lực trong cả nước VD: Chính phủ, Bộ và cơ quan ngang bộ… Trong đó, Chính phủ có quyền đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ (điều 98, HP2013); Chính phủ ban hành Nghị định |
-Gồm: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, ủy ban nhân dân cấp huyện, ủy ban nhân dân cấp xã.
-Chức năng quản lý hành chính nhà nước trong mọi lĩnh vực trên phạm vi lãnh thổ tương ứng được giới hạn trên cơ sở phân chia địa giới hành chính. Các VBPL do các cơ quan này ban chỉ có hiệu lực trên phạm vi lãnh thổ hoạt động của cơ quan đó. VD: Ủy ban nhân dân các cấp … Trong đó, UBND cấp xã có quyền quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các nhu cầu công ích ở địa phương; xây dựng và quản lý các công trình công cộng, đường giao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo quy định của pháp luật; quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại của người nước ngoài ở địa phương. |
Căn cứ vào thẩm quyền
cơ quan hành chính nhà nước có “thẩm quyền chung” và “thẩm quyền chuyên môn”:
Thẩm quyền chung | Thẩm quyền chuyên môn |
-Gồm: Chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp.
-Chức năng quản lý hành chính nhà nướctrên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. -VD: Chính phủ có chức năng quản lý hành chính nhà nước, nhiệm vụ quyền hạn trong mọi lĩnh vực: trong việc hoạch định chính sách và trình dự án luật, pháp lệnh, trong quản lý và phát triển kinh tế, trong quản lý tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu,… |
-Gồm: Bộ và cơ quan ngang bộ
-Chức năng quản lý hành chính nhà nước về ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước. -VD: Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các cơ sở giáo dục khác
|
Căn cứ vào nguyên tắc tổ chức và giải quyết công việc
cơ quan hành chính nhà nước tổ chức và hoạt động theo “chế độ tập thể lãnh đạo” và “chế độa thủ trưởng một người”:
Chế độ tập thể lãnh đạo | Chế độ thủ trưởng một người |
-Gồm: Chính phủ và UBND các cấp
-Có thẩm quyền quyết định những vấn đề quan trọng, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau nên cần có sự đóng góp ý kiến và bàn bạc tập thể. |
-Gồm: bộ, cơ quan ngang bộ
-Công việc cửa các cơ quan này đòi hỏi giải quyết nhanh chóng vì vậy chế độ trách nhiệm chủ yếu là trách nhiệm cá nhân. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ là trung tâm lãnh đạo và quyết định của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ là quyết định của cơ quan. |

Bài viết cùng chủ đề:
Thời hiệu xử lí vi phạm hành chính
Chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính nhà nước
Chuyên mục: Luật hành chính
Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Phân loại cơ quan hành chính nhà nước với 3 tiêu chí. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ