Phân biệt doanh nghiệp tư nhân với hộ kinh doanh

Khái niệm doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. (theo Khoản 1 điều 188 Luật doanh nghiệp 2020)

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng kýkinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. (theo Khoản 1 điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP).

Phân biệt doanh nghiệp tư nhân với hộ kinh doanh
Phân biệt doanh nghiệp tư nhân với hộ kinh doanh

Phân biệt doanh nghiệp tư nhân với hộ kinh doanh

Doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh đều là hai loại hình kinh doanh đơn giản, không có tư cách pháp nhân, chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn về hoạt động kinh doanh và không được phát hành chứng khoán. Tuy nhiên giữa hai loại hình kinh doanh này có một số điểm khác biệt như sau:

Tiêu chí Doanh nghiệp tư nhân Hộ kinh doanh
Chủ sở hữu Là một cá nhân có thể là công dân Việt Nam hoặc cá nhân nước ngoài Là một cá nhân, một nhóm người, một hộ gia đình.

Chỉ có thể là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Quy mô kinh doanh – Không hạn chế số lượng người lao động được thuê

– Được tiến hành kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau, được thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh

– Được tiến hành kinh doanh xuất, nhập khẩu

– Không được thuê quá 10 lao động, nếu trên 10 lao động phải đăng kí thành lập doanh nghiệp

– Chỉ được kinh doanh tại một địa điểm đã đăng ký

– Không được tiến hành kinh doanh xuất, nhập khẩu

Như vậy quy mô kinh doanh của hộ kinh doanh nhỏ hơn so với doanh nghiệp tư nhân

Đăng kí thành lập Đăng kí thành lập tại cơ quan đăng kí kinh doanh cấp tỉnh – Sở kế hoạch và đầu tư Đăng kí thành lập tại cơ quan đăng kí kinh doanh cấp huyện – Phòng kế hoạch và đầu tư
Con dấu Có con dấu nên thuận lợi hơn trong kinh doanh Không có con dấu
Người đại diện theo pháp luật  Chủ sở hữu Chủ hộ
Thủ tục chấm dứt hoạt động Thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp về giải thể doanh nghiệp hoặc theo quy định của Luật phá sản về thủ tục phá sản Không áp dụng hình thức giải thể hay phá sản. Hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động nộp lại bản gốc giấy chứng nhận đăng kí hộ gia đình tại cơ quan đăng kí kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng kí. 

Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Phân biệt doanh nghiệp tư nhân với hộ kinh doanh. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Bài viết cùng chủ đề:

Phân biệt các khái niệm thương nhân, doanh nghiệp và chủ thể kinh doanh

Phân biệt doanh nghiệp tư nhân với công ty TNHH một thành viên

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *