Bài viết phân tích về Phạm vi xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế
1. Phạm vi của xung đột pháp luật
Các quan hệ tư pháp quốc tế phát sinh mà hầu hết trong số đó sẽ làm phát sinh hiện tượng đặc thù của ngành luật là hiện tượng xung đột pháp luật. Tuy nhiên, do đặc thù của một số quan hệ về sở hữu trí tuệ với đặc điểm nổi bật là tính vô hình của tài sản nên tài snar trí tuệ phát sinh trên cơ sở pháp luật nước nào, yêu cầu bảo hộ ửo đâu thì chỉ được bảo hộ và chỉ bảo hộ được trong phạm vi lãnh thổ nước đó mà thôi.
Vì vậy, đối với các quan hệ này không có xung đột pháp luật (có nguyên nhân khách quan nhưng không có nguyên nhân chủ quan), không thể áp dụng pháp luật nước ngoài để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho một đối tượng nào đó ở Việt Nam được.
Song, đối với các quan hệ hợp đồng có đối tượng liên quan đến sở hữu trí tuệ như hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng hoặc chuyển giao quyền sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ; hoặc các quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra được xem là các quan hệ hợp đồng, bồi thường thiệt hại hay quan hệ dân sự bình thường và đều có xung đột pháp luật.
Từ đó, có thể kết luận là xung đột pháp luật sẽ nảy sinh trong hầu hết các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài.

2. Bình luận về phạm vi của xung đột pháp luật
Việc xung đột pháp luật sẽ nảy sinh trong hầu hết các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, trừ một số trường hợp đặc biệt mà tiêu biểu là quan hệ liên quan đến việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ do đó phạm vị xung đột pháp luật không xảy ra đối với bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là hợp lý và thiết thực trong thời kỳ hiện nay, bởi lẽ:
Theo như đã phân tích, về nguyên tắc việc áp dụng pháp luật đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản. Đa phần những quan hệ dân sự liên quan đến quyền tài sản hữu hình sẽ xảy ra hiện tượng xung đột pháp luật do tính chất của loại tài sản này mình có thể cầm, nắm, nhìn thấy, có thể kiểm soát nó được như thế, do mang những tính chất đó
cộng với trình độ khác nhau giữa các quốc gia nên pháp luật của các quốc gia có những quy định riêng, nguyên tắc riêng để bảo vệ quyền tài sản đó khác nhau là điều tất yếu ( đại đa số ), do đó hiện tượng xung đột pháp luật diễn ra đối với tài sản hữu hình là đại đa số.
Ngược lại với tài sản vô hình, tài sản, quyền sở hữu trí tuệ là loại tài sản vô hình, nhiều chủ thể khác nhau cùng một lúc đều có thể sử dụng nó, ví dụ như các phần mềm máy tính, sách… như vậy, chúng ta sẽ không thể đặt ra việc dùng pháp luật của nước nơi có tài sản để giải quyết các tranh chấp đối với loại tài sản này. Mặt khác nếu dùng pháp luật gốc của nước nó được tạo ra lần đầu tiên thì cũng không thể bảo vệ được quyền tác giả, quyền sở hữu tác giả vì các cá nhân, tổ chức ở nước khác có thể sử dụng và có thể làm tổn hại đến tác phẩm do không thể kiểm soát một phạm vi rộng lớn như thế được.
Do đó, tài sản trí tuệ phát sinh trên cơ sở pháp luật nước nào, yêu cầu bảo hộ ở đâu thì chỉ được bảo hộ ở đó và chỉ được bảo hộ ở nước đó mà thôi là điều hoàn toàn hợp lý và giúp cơ quan có thẩm quyền có thể kiểm soát và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ một cách thiết thực được. Như vậy, xung đột pháp luật sẽ không xảy ra với quyền bảo hộ tài sản trí tuệ, tuy nhiên các hợp đồng dân sự có liên quan đến chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ thì vẫn xảy ra hiện tượng xung đột pháp luật do tính chất dân sự của nó.
Bài viết cùng chủ đề Phạm vi xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế:
Phân tích nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xung đột pháp luật
Phân biệt xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền trong tư pháp quốc tế
Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Phạm vi xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.