Phân tích sự bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối có đất để sản xuất

I. Cơ sở pháp lý của sự bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối có đất để sản xuất

Điều 6 Luật đất đai 2013 quy định về những nguyên tắc sử dụng đất đai trong đó có nguyên tắc ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp. 

Theo đó, nguyên tắc ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp gồm những nội dung cơ bản sau:

– Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho người làm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối có đất để sản xuất

– Đối với tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp trong hạn mức sử dụng đất thì không phải trả tiền sử dụng đất, nếu sử dụng vào mục đích khác phải xin phép chuyển mục đích sử dụng đất và trả tiền sử dụng đất.

– Việc chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích khác từ loại đất không thu tiền sang loại đất có thu tiền phải đúng quy hoạch và kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

– Nhà nước có quy định cụ thể về đất chuyên trồng lúa nước, điều kiện nhận chuyển nhượng đất trồng lúa nước và nghiêm cấm mọi hành vi chuyển mục đích từ loại đất này sang sử dụng vào mục đích khác khi chưa được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Nhà nước khuyến khích mọi tổ chức cá nhân khai hoang, phục hóa lấn biến, phủ canh đất trồng, đồi trọc sử dụng vào mục đích nông nghiệp. 

Như vậy, việc bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối có đất để sản xuất là một trong những biểu hiện của nguyên tắc ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệ. Đây là một chính sách của Nhà nước xuyên suốt các thời kỳ.

Phân tích sự bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối có đất để sản xuất
Phân tích sự bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối có đất để sản xuất

II. Phân tích sự bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối có đất để sản xuất

Sự bảo đảm của Nhà nước xuất phát từ hai phương diện: bảo đảm người dân có quỹ đất và có việc làm, thu nhập từ đất nông nghiệp. Đối với người nông dân, đất là nguồn sống đảm bảo sự tồn tại và cũng đảm bảo nguồn thu nhập cho người nông dân.

– Để đảm bảo có đất, Nhà nước không thu tiền sử dụng đất đối với người nông dân. Quyền sử dụng là một trong những quyền tài sản đối với loại đất giao trong hạn mức. Mặc dù không thu tiền nhưng người sử dụng đất được sở hữu quyền sử dụng đất. Đây là một sự ưu đãi đối với người nông dân để đảm bảo quỹ đất được người nông dân sử dụng. (Điều 54 Luật đất đai)

– Để đảm bảo người sử dụng đất có việc làm, thu nhập từ đất nông nghiệp, Nhà nước tiến hành đa dạng hóa các ngành nghề, dần dần thay đổi cơ cấu sử dụng đất, tăng năng suất, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

– Trên cơ sở tạo điều kiện để người dân có thu nhập, Nhà nước hỗ trợ việc cải tạo, bồi bổ đất đai, hỗ trợ các biện pháp khoa học kỹ thuật, biện pháp về thủy lợi, tưới tiêu, hỗ trợ sản phẩm đầu ra, đầu vào nông nghiệp.

– Đối với đồng bào dân tộc thiểu số, Nhà nước có chính sách đảm bảo đồng bào có đất để sản xuất cao hơn mức so với ở các khu vực khác (Điều 27 Luật đất đai). Nhà nước không cho phép giao dịch quyền sử dụng đất trong thời hạn 10 năm kể từ ngày có quyết định giao đất theo chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (Điều 40 Nghị định 43/2014/NĐ-CP)

Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Phân tích sự bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối có đất để sản xuất. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Bài viết cùng chủ đề:

Điểm mới về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất luật đất đai

Bất cập trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *