Hai hay nhiều quốc tịch là tình trạng pháp lý của một người cùng một lúc mang hai hay nhiều QT của các QG khác nhau.
Việc đưa đến tình trạng hai quốc tịch do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là do xung đột pháp luật giữa các nước về vấn đề quốc tịch.

Nguyên nhân của tình trạng người có hai hay nhiều quốc tịch
Phổ biến có các nguyên nhân sau:
Do sự xung đột pháp luật của các nước khi quy định về các trường hợp hưởng và mất quốc tịch.
VD: Một đứa trẻ được sinh ra trên lãnh thổ quốc gia có luật quốc tịch áp dụng nguyên tắc luật nơi sinh nên đứa trẻ sẽ mang quốc tịch của nước đó, đồng thời cha mẹ đứa trẻ lại là công dân của nước có luật quốc tịch áp dung nguyên tắc huyết thống nên đứa trẻ mang thêm quốc tịch theo quốc tịch của cha mẹ (VD: đứa trẻ A có cha mẹ là công dân của nước áp dụng nguyên tắc huyết thống (Việt Nam) sinh ra trên lãnh thổ của nước áp dụng nguyên tắc nơi sinh (Brazin).
Do vậy theo luật của Brazil đứa trẻ sẽ mang quốc tịch Brazil, theo luật của việt Nam thì đứa trẻ cũng có quốc tịch của Việt Nam).
Do hành vi kết hôn, nhận con nuôi trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài hoặc được QG nước ngoài tặng, thưởng QT do có công lao đóng góp đối với QG thưởng QT (VD: E là công dân của Việt Nam lấy chồng người Pháp. Theo luật của Pháp E cũng có quốc tịch của Pháp, đồng thời theo pháp luật Việt Nam E vẫn được giữ quốc tịch của Việt Nam).
Do một cá nhân được hưởng quốc tịch mới nhưng chưa xin thôi QT cũ hoặc QT cũ không đương nhiên bị chấm dứt. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do luật quốc tịch của nước họ không có quy định về việc đương nhiên mất quốc tịch khi vào quốc tịch mới.
Thực tiễn cho thấy, những người mang hai hay nhiều quốc tịch là nguyên nhân gây ra trở ngại rất lớn cho quốc gia trong việc thực hiện chủ quyền của mình đối với dân cư, và trong một chừng mực nhất định nó gây ra trở ngại cho quốc gia trong quan hệ hợp tác quốc tế. VD: Tranh chấp về quyền bảo hộ công dân giữa các quốc gia, lựa chọn luật áp dụng….
Cách thức khắc phục tình trạng người có hai hay nhiều quốc tịch
Để hạn chế và ngăn ngừa các trở ngại do hiện tượng hai hay nhiều quốc tịch mang lại, trong quan hệ hợp tác của mình các quốc gia đã ký kết một số điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương nhằm mục đích ngăn chặn và tiến tới loại bỏ các trường hợp nhiều quốc tịch.
Theo các điều ước này, đương sự có quyền tự do lựa chọn một quốc tịch trong số những quốc tịch mà họ hiện có. VD: CU Lahaye 1930 về xung đột luật QT, CU năm 1963 về giảm các TH nhiều QT…
+ CU Lahaye 1930 xác lập NT Quốc tịch hữu hiệu. Điều 5: “Tại nước thứ ba, người có nhiều quốc tịch sẽ được coi như chỉ có một quốc tịch. Nước thứ ba sẽ chỉ công nhận duy nhất một quốc tịch trong số các quốc tịch mà người đó có hoặc công nhận quốc tịch của nước mà người đó thường trú và cư trú chủ yếu hoặc quốc tịch của nước mà lúc đó trên thực tế người đó có mối quan hệ gắn bó nhất.”
Với quy định của Công ước La Haye năm 1930, khi phát sinh trên thực tế phải xác định địa vị pháp lí cụ thể của người hai hay nhiều quốc tịch để giải quyết các vấn đề như lựa chọn luật áp dụng điều chỉnh quan hệ nhân thân, tài sản; xác định thẩm quyền bảo hộ công dân… thì quốc gia thứ ba sẽ coi người hai hay nhiều quốc tịch mang một quốc tịch duy nhất của quốc gia nơi người đó thường trú hoặc cư trú chủ yếu hoặc quốc gia mà người đó gắn bó nhiều nhất.
Các tiêu chí để xác định nơi mà họ gắn bó nhất như: quan hệ nhân thân, tài sản, nghề nghiệp, nơi thực tế hưởng và thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân…
CU Lahaye xác lập nguyên tắc bảo hộ ngoại giao đối với người hai hay nhiều QT, theo đó một QG không được bảo hộ NG cho công dân của mình tại một QG khác mà người này cũng có QT và hiện đang cư trú (Điều 4).
CU Lahaye quy định nghĩa vụ cho các QG phải tạo điều kiện thuận lợi cho người hai hay nhiều QT được thôi QT của QG (Điều 6) hoặc không được áp dụng NT nơi sinh để xác định QT cho con của những người được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ NG, LS (Điều 12).
+ ĐUQT song phương: HĐ Pháp – Bỉ 1949, HĐ Pháp – Italia 1953, Đan Mạch – Italia 1954… với nội dung đa phần quy định công dân nước kí kết hiệp định gia nhập quốc tịch nước kí kết khác thì công dân đó sẽ mất quốc tịch gốc hoặc sẽ chỉ được chọn một quốc tịch.
+ Hoàn thiện PL của QG. Ví dụ, Việt Nam: Điều 12 Luật QT VN; Điều 4: Nhà nước….công nhận công dân VN có một QTVN, trừ TH Luật có quy định khác; Điều 19: Người nhập QT VN thì phải thôi QT nước ngoài trừ những TH đặc biệt được CTN cho phép.
Bài viết cùng chủ đề:
Không quốc tịch là gì ? Nguyên nhân của tình trạng không quốc tịch
Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Trường hợp người có hai hay nhiều quốc tịch. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.