Một số thủ đoạn của tội rửa tiền

Bài viết phân tích và đánh giá Một số thủ đoạn của tội rửa tiền

Rửa tiền qua các giao dịch đổi tiền mặt

Đây là phương thức rửa tiền truyền thống và chủ yếu của bọn tội phạm. Chúng thực hiện bằng cách đổi từ đồng tiền nước này sang đồng tiền của nước khác. Ví dụ như chuyển từ đồng USD sang đồng Bảng Anh… 

Một số thủ đoạn của tội rửa tiền
Một số thủ đoạn của tội rửa tiền

Rửa tiền thông qua đầu tư vào gửi tiết kiệm, mua tín phiếu, trái phiếu:

tiền sẽ gửi tiết kiệm vào ngân hàng hoặc mua tín phiếu, trái phiếu… làm cho đồng tiền nằm im trong một thời gian phù hợp với quy định với mỗi nước. Sau đó, người gửi tiền có thể rút ra toàn bộ gốc và lãi hoặc rút một phần, biến số tiền đó thành tiền hợp pháp.

Bọn tội phạm sử dụng phương pháp “đa tài khoản”

bằng cách mở nhiều tài khoản đứng tên nhiều người với số dư thông thường là  ít hơn 10.000 USD tại  nhiều ngân hàng khác nhau. Sau đó, chúng thực hiện các giao dịch chuyển tiền vào tài khoản nhiều lần với số tiền thấp hơn số tiền sẽ bị theo dõi quy định trong luật pháp về phòng chống rửa tiền của quốc gia đó.

Các chủ tài khoản “ảo” này sẽ rút dần số tiền từ tài khoản và nhờ một người trung gian hợp pháp chuyển vào một tài khoản ở quốc gia an toàn theo sự lựa chọn của chúng. Một số băng đảng câu kết với nhân viên kiểm soát của các ngân hàng để thực hiện các giao dịch với số tiền lớn mà không bị báo cáo kiểm soát hoặc hối lộ nhân viên hải quan cửa khẩu để đem tiền mặt ra khỏi biên giới tới quốc gia thứ ba để gửi vào tài khoản ở nước ngoài.

Rửa tiền thông qua hệ thống ngân hàng “ngầm”

ở một số nước mà hệ thống ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, thường tồn tại hệ thống ngân hàng không chính thức gọi là ngân hàng “ngầm”. Hệ thống ngân hàng “ngầm” này hoạt động và luân chuyển tài chính như các ngân hàng chính thức nhưng với chi phí dịch vụ rẻ hơn, bí mật hơn các ngân hàng hợp pháp.

Các ngân hàng ngầm có đại diện ở nhiều nước khác nhau để thực hiện dịch vụ chuyển tiền từ nước này sang nước khác hoặc từ thành phố này sang thành phố khác trong cùng một quốc gia. Sự hoạt động của ngân hàng này chủ yếu dựa trên niềm tin giữa ngân hàng và bạn hàng nên thủ tục giấy tờ gọn nhẹ.

Bọn tội phạm lợi dụng nguyên tắc giữ bí mật của những ngân hàng này đã đem tiền đến gửi và yêu cầu nhận lại ở một thành phố khác. Những địa chỉ cần nhận tiền tẩy rửa thông thường là những quốc gia khao khát đầu tư tài chính nhưng ít quan tâm đến nguồn gốc đồng tiền, việc thanh toán qua ngân hàng chưa phải là yêu cầu bắt buộc và phổ biến, hệ thống pháp luật về phòng chống rửa tiền chưa nghiêm…

Trong cơ cấu các giao dịch

 Bản chất của phương thức này là chia nhỏ số tiền mặt và gửi vào các định chế tài chính để tránh bị báo cáo, bị nghi ngờ và thường được sử dụng ở các quốc gia mà luật pháp yêu cầu phải báo cáo các giao dịch tiền mặt vượt một ngưỡng nào đó, ví dụ ở Việt Nam là 300 triệu đồng (theo Quyết định số 20/2013/QĐ-TTg ngày 18/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo), ở Hoa Kỳ là 10 nghìn đô la.

Liên quan đến phương thức này, tội phạm có thể chia số tiền lớn thành nhiều phần nhỏ dưới mức phải báo cáo để gửi vào các định chế tài chính hoặc mở nhiều tài khoản ở nhiều các định chế tài chính khác nhau và gửi số tiền dưới mức phải báo cáo hoặc có thể thuê những người khác gửi tiền mặt do phạm tội mà có vào tài khoản của họ sau đó chuyển khoản về tài khoản của tội phạm.

Thủ đoạn, chiêu trò rửa tiến của tội phạm ngày càng tinh vi, khó kiểm soát.

Vận chuyển tiền mặt qua biên giới

 Do cơ chế phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố ở các quốc gia có mức độ chặt chẽ khác nhau, nên tội phạm có xu hướng vận chuyển tiền mặt có được từ hoạt động bất hợp pháp tới quốc gia có cơ chế phòng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố yếu kém hơn. Ngoài mục đích rửa tiền, việc vận chuyển tiền mặt qua biên giới còn nhằm thực hiện các hành vi bất hợp pháp hoặc gây khó khăn cho lực lượng điều tra. Để dễ dàng cho việc vận chuyển hoặc cất giấu, tội phạm thường đổi lấy những đồng ngoại tệ mạnh và có mệnh giá lớn.

Thông qua các giao dịch thương mại

 như sử dụng hóa đơn giả; xuất hóa đơn với giá trị thấp hơn hay cao hơn giá trị của hàng hóa, dịch vụ; vận chuyển hàng hóa thực tế với số lượng nhiều hơn hoặc ít so với hóa đơn; ký hợp đồng đặt mua hàng sau đó hủy hợp đồng….

Điểm mấu chốt của những thủ đoạn này là không ghi đúng giá trị của hàng hóa, dịch vụ để tạo ra căn cứ chuyển ít hơn hoặc nhiều hơn so với giá trị thực của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Với thủ đoạn này, các bên mua, bán thường có thỏa thuận, thông đồng với nhau trước.

Hoặc tội phạm rửa tiền có thể khai báo nhiều hoặc ít hơn số lượng hàng hóa thực tế được vận chuyển. Thậm chí, bên xuất khẩu có thể không chuyển bất kỳ hàng hóa nào lên tàu nhưng chúng thông đồng với các bên có liên quan (vận chuyển, hải quan, nhà nhập khẩu…) để có được bộ hồ sơ chứng từ đầy đủ liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa khống (hay còn gọi là hàng hóa được vận chuyển trên “con tàu ma”). Ngân hàng có thể không biết là bị liên quan đến việc chuyển tiền thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu cho những con tàu ma này.

Tội phạm rửa tiền đặt cọc mua hàng bằng tiền mặt phi pháp, sau đó hủy hợp đồng, chịu phạt theo quy định của hợp đồng và yêu cầu hoàn trả lại tiền đặt cọc còn lại dưới dạng séc mà người thụ hưởng là hắn hoặc bên thứ ba.

Tội phạm rửa tiền cũng có thể tạo lập ra những hợp đồng mua bán với điều khoản ứng trước 100% tiền hàng hóa, dịch vụ để làm căn cứ yêu cầu ngân hàng chuyển tiền ra nước ngoài.

Trong trường hợp này, ngân hàng đã chuyển tiền ra nước ngoài trong khi hàng hóa chưa về, do đó ngân hàng nên căn cứ vào điều khoản giao hàng và ước lượng thời gian vận chuyển để tính toán thời điểm yêu cầu khách hàng xuất trình chứng từ hải quan để kiểm tra.

Thông qua các hoạt động casino hoặc vui chơi giải trí có thưởng

 Tội phạm rửa tiền lợi dụng cơ chế của tổ chức casino để rửa tiền. Người chơi tại tổ chức casino không dùng tiền thật để chơi mà dùng thẻ đánh bạc (thẻ đánh bạc có thể được gọi là phỉnh hoặc chíp hoặc sèng) ghi dấu hiệu giá trị (ví dụ $1, $2, $5, $10…) để chơi.

Theo đó, người chơi sẽ đổi tiền thật lấy thẻ đánh bạc để chơi, khi kết thúc họ có thể đổi thẻ đánh bạc lấy tiền mặt hoặc séc. Lợi dụng cơ chế này, tội phạm rửa tiền dùng tiền mặt có được từ hoạt động bất hợp pháp để mua một số lượng lớn thẻ đánh bạc, nhưng chỉ đánh bạc hoặc đặt cược một số tiền không đáng kể.

Sau đó hắn trả lại thẻ và đề nghị được nhận lại tiền dưới dạng séc và tuyên bố đó là tiền được bạc.

Sử dụng các công ty “bình phong” và công ty “vỏ bọc”

 Công ty “bình phong” là một thực thể được thành lập hợp pháp, nhưng hoạt động của công ty không nhằm thực hiện các chức năng vốn có mà nhằm mục đích rửa các nguồn tiền bất chính.

Công ty “vỏ bọc” là một thực thể được thành lập hợp pháp tại một quốc gia nhưng hoạt động chính của chúng lại được tiến hành tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác.

Tội phạm sử dụng các công ty này để trộn lẫn các nguồn tiền phi pháp với tiền hợp pháp của công ty hoặc sử dụng công ty để chuyển tiền qua lại với nhau nhằm tách số tiền có được từ hoạt động bất hợp pháp ra xa nơi chúng thực hiện hành vi phạm tội và nhằm gây khó khăn cho các cơ quan thực thi pháp luật trong việc dựng lại các giao dịch tài chính hoặc thu hồi tài sản phạm tội.

Thực hiện các hành vi mua chuộc, hối lộ

Tội phạm luôn tìm mọi cách để hối lộ cán bộ, nhân viên của các định chế tài chính để thực hiện những giao dịch tiền mặt lớn nhưng không báo cáo theo quy định của pháp luật hoặc giúp đỡ tội phạm lập các tài khoản ngân hàng với tên giả hoặc các chứng từ giả để chuyển tiền qua ngân hàng.

Hiện nay, có một xu hướng cực kỳ nguy hiểm là tại một số nước kém phát triển, các băng đảng tội phạm nước ngoài và trong nước tìm cách rửa tiền thông qua thủ đoạn đầu cơ chính trị, mua quan bán chức để đưa người của chúng vào bộ máy công quyền rồi từ đó lợi dụng để tiến hành các hoạt động bao che, dung túng cho các hoạt động phi pháp hoặc tham nhũng tiền của nhà nước.

Đây là thủ đoạn rửa tiền cao cấp mà lợi nhuận của chúng có thể được nhân lên theo cấp số nhân và là mối nguy hại khôn lường với sự tồn vong của quốc gia đó.

Mua tài sản có giá trị lớn bằng tiền mặt

 Tội phạm rửa tiền dùng tiền mặt mua các tài sản có giá trị lớn sau đó chúng bán lại, hành động này có thể được lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm tạo dựng lòng tin đối với người xung quanh hoặc cơ quan pháp luật để tránh bị nghị ngờ. Hoặc đơn giản là chúng dùng tiền mặt để mua tài sản có giá trị lớn như bất động sản, sau đó chúng bán và yêu cầu được thanh toán bằng séc để nộp ngân hàng hoặc chuyển khoản nhằm tránh bị báo cáo.

Tại nhiều nước, do chính sách kiểm soát  tiền tệ qua biên giới của chính phủ hết sức chặt chẽ nên các băng đảng tội phạm phải dùng tiền phạm pháp để mua các loại hàng hóa đắt tiền, khối lượng nhỏ như kim cương, vàng, tem cổ và các bộ sưu tập quý, sau đó hợp pháp hóa để vận chuyển ra nước ngoài.

Tại đây, các đồ vật này được bán thu về  tiền mặt rồi lại  chuyển vào các tài khoản trong nước. 50% số lượng tiền dùng để tiến hành các giao dịch này là dưới dạng USD

Chuyển đổi sang các công cụ tiền tệ khác

 Tội phạm rửa tiền nộp tiền mặt vào ngân hàng và đề nghị mua các công cụ tiền tệ có thể chuyển nhượng được ví dụ như séc du lịch, hối phiếu… Với thủ đoạn này, tội phạm có thể dịch

Sử dụng hệ thống chuyển tiền thay thế (hệ thống ngân hàng “ngầm”)

 Hệ thống chuyển tiền thay thế là hệ thống chưa đăng ký, chưa được cấp phép thực hiện nhận tiền, tài sản từ nơi này để chuyển cho người thụ hưởng ở nơi khác. Một số hệ thống chuyển tiền kiểu này trên thế giới có thể kể đến như chợ đen trao đổi Peso, Hundi, hệ thống Hawala. Đặc điểm của hệ thống chuyển tiền thay thế là hoạt động dựa trên cơ sở niềm tin, chi phí rẻ, tốc độ chuyển nhanh nên rất dễ bị kẻ rửa tiền, tài trợ khủng bố lạm dụng.

Hiện nay, hệ thống chuyển tiền thay thế được chấp nhận ở một số quốc gia trên thế giới, một số quốc gia không chấp nhận trong đó có Việt Nam.

Rửa tiền thông qua hoạt động tín dụng

Đối với phương thức, thủ đoạn này, tội phạm thường sử dụng tài sản có nguồn gốc bất hợp pháp để thế chấp cho ngân hàng hoặc chúng sử dụng tiền có được từ hoạt động bất hợp pháp để trả nợ các khoản vay ngân hàng.

Lợi dụng luật sư và kế toán

Tội phạm rửa tiền thường lợi dụng luật sư và kế toán vào việc: thành lập các công ty bình phong, vỏ bọc; mua và bán tài sản; thực hiện các giao dịch tài chính; lập kế hoạch và tư vấn thuế; thực hiện vai trò trung gian giới thiệu tới các định chế tài chính hoặc bạn bè đồng nghiệp; cung cấp các Giám đốc và nhà quản lý.

Tuy nhiên, tùy vào khuôn khổ pháp luật, yếu tố chính trị, kinh tế, đặc điểm về địa lý, thói quen, tập quán thanh toán… mà ở một quốc gia nào đó, một trong các phương thức, thủ đoạn nêu trên được áp dụng phổ biến hơn các phương thức, thủ đoạn khác.

Vì lý do đó, theo khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF), các quốc gia phải thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố để có cơ sở tập trung nguồn lực ngăn ngừa, phát hiện, xử lý loại tội phạm này.

Theo pháp luật Việt Nam, rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tiền, tài sản do phạm tội mà có, bao gồm:

– Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác liên quan đến tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản đó;

– Sử dụng tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;

– Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;

– Thực hiện một trong các hành vi nêu trên đối với tiền, tài sản biết rõ là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do phạm tội mà có;

– Thực hiện trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có;

– Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản.

Bài viết cùng chủ đề:

Dấu hiệu đặc trưng của tội chống loài người theo quy chế Rome

Phân biệt Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và Đạo luật ngân sách thường niên

Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Một số thủ đoạn của tội rửa tiền. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *