Mối quan hệ của Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế

Định nghĩa

Đây là 2 loại nguồn chính, cơ bản của LQT, chúng tồn tại độc lập với nhau trong hệ thống nguồn của LQT nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ tương tác, biện chứng với nhau. Chúng tôi sẽ giải đáp rõ cho bạn trong bài viết dưới đây.

Trong quá trình xây dựng quy phạm luật quốc tế 

– Tập quán quốc tế có ý nghĩa là cơ sở để hình thành điều ước quốc tế thông qua quá trình pháp điển hóa. Việc nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của LQT cho phép khẳng định rằng, nhiều quy phạm điều ước quốc tế có nguồn gốc từ quy phạm tập quán quốc tế. 

VD: các quy định về quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, lãnh sự xuất phát từ nguyên tắc tồn tại từ thời phong kiến là “không giết hại sứ thần”, ban đầu quy định này tồn tại dưới dạng tập quán quốc tế, sau được pháp điển hóa thành điều ước, cụ thể là CU Viên 1961 về NG và 1963 về LS; Các quy định trong CU Luật Biển 1982 như chế độ qua lại vô hại của tàu thuyền nước ngoài trong vùng lãnh hải, quyền tài phán của QG trong nội thủy của mình đều đã có từ trước khi CULB 1982 ra đời…

– Ngược lại, nhiều TQQT cũng được hình thành từ các ĐUQT, chủ yếu là các ĐUQT, trong 3 TH sau:

+ Bên thứ 3 viện dẫn ĐUQT với tư cách là 1 tập quán. 

VD: Công ước Viên 1961 về quan hệ NG và CƯ Luật Biển 1982…có sự ký kết và tham gia của đa số các QG trên TG nhưng không phải tất cả các QG. Thực tiễn cho thấy các QG không ký kết hay tham gia những CƯ này đều áp dụng các QP của các ĐUQT trên coi đó là QPPL ràng buộc mình với tư cách là tập quán. VD như quy định về chiều rộng lãnh hải không quá 12 hải lý tính từ ĐCS; quyền ưu đãi miễn trừ NG. 

+ ĐUQT đã hết hiệu lực, các bên không tiến hành gia hạn mà vẫn tiếp tục thực hiện ĐUQT đó với tính chất là 1 TQQT. 

+ ĐUQT chưa phát sinh hiệu lực mà các bên vẫn tiến hành thực hiện ĐUQT.

VD: CU Luật Biển 1982 sẽ phát sinh hiệu lực sau 12 tháng kể từ khi QG thứ 60 nộp thư PC. Tuy nhiên từ 1982 đến 1994: Các bên vẫn thực hiện quy định của CU với tính chất là tập quán QT. CU 1986 Về luật ĐUQT giữa QG với tổ chức QT sẽ phát sinh Hl sau khi đủ các QG ký kết, tuy nhiên khi CU chưa phát sinh hiệu lực các QG vẫn sử dụng các quy định trong CU đó với tính chất là TQ. 

Trong quá trình thực hiện LQT 

– Việc tồn tại điều ước quốc tế không có ý nghĩa loại bỏ giá trị áp dụng của tập quán quốc tế tương đương về nội dung. Cả điều ước quốc tế và tập quán quốc tế đều được hình thành từ sự thỏa thuận của các chủ thể LQT, do đó chúng có giá trị pháp lý ngang nhau, cùng song song tồn tại. 

VD: nguyên tắc tự do biển cả tồn tại ở cả 2 hình thức là tập quán và điều ước
          – Quy phạm tập quán có thể bị thay đổi, hủy bỏ bằng con đường điều ước và ngược lại cũng có trường hợp điều ước quốc tế bị hủy bỏ hoặc thay đổi bằng con đường tập quán. 

VD: Tập quán có nội dung trái với quy phạm Jus Cogens mới ra đời tập quán này sẽ bị hủy bỏ.

VD: Xuất hiện quy phạm JusCogens mới dưới dạng tập quán, điều ước bị hủy bỏ.

– Tập quán có thể tạo điều kiện để mở rộng hiệu lực của điều ước quốc tế trong trường hợp các chủ thể của LQT không phải là thành viên của điều ước nhưng có quyền viện dẫn đến quy phạm điều ước với tính chất là tập quán quốc tế áp dụng cho bên thứ ba. 

VD: Hiệu lực của điều ước với bên thứ 3 do viện dẫn các quy phạm của điều ước dưới dạng tập quán quốc tế. 

  Mối quan hệ trên đây khẳng định tính độc lập tồn tại của 2 loại nguồn cơ bản của LQT, đồng thời khẳng định mối quan hệ qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau giữa chúng trong các quan hệ quốc tế. 

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *