Bài viết phân tích Quy định về miễn trừ tư pháp quốc gia trong tư pháp quốc tế
Miễn trừ quốc gia trong tư pháp quốc tế là gì ?
Quốc gia – chủ thể đặc biệt của tư pháp quốc tế. Tính chất đặc biệt đó được tể hiện ở chỗ khi tham gia vào các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, khác với cá nhân và pháp nhân, trong một số trường hợp quốc gia sẽ được hưởng quyền miễn trừ tư pháp và quyền miễn trừ về tài sản. Cụ thể quốc gia không bị mang ra xét xử tại tóa án; không bị áp dụng các biện pháp bảo đảm sơ bộ; không bị áp
dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án; tài sản của quốc gia là bất khả xâm phạm.
Tính chất đặc biệt này của quốc gia xuất phát từ đặc điểm khi tham gia vào các quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ dân sự nghĩ rộng có yếu tố nước ngoài nói riêng quốc gia vẫn giữu nguyên thuộc tính chủ quyền của quốc gia và có toàn quyền quyết định các vấn đề đối nội và đối ngoại liên quan đến các hoạt động của quốc gia. Mặt khác, các quốc gia lại luôn luôn bình đẳng với nhau về chủ quyền và nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia lại là nền tảng trong quan hệ quốc tế. Điều này dẫn đến một hệ quả là trong quan hệ quốc tế các quốc gia không có quyên xét xử lần nhau, tranh chấp, bất đồng giữa các quốc gia sẽ được giải quyết thông qua thương lượng và hòa giải theo các nguyên tắc của luật quốc tế.
Trên thực tế, khái niệm “tư pháp” thường được sử dụng khi nhắc đến hoạt động tố tụng của các cơ quan như tòa án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án trong các giai đoạn như khởi tố, điều tra, xét xử và thi hành án. Vì vậy, có thể định nghĩa về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia như sau: Quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong tư pháp quốc tế có thể hiểu là quyền đặc biệt của quốc gia – chủ thể có thuộc tính chính trị pháp lý là chủ quyền – khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự, thương mại, lao động có yếu tố nước ngoài với các thể nhân, cơ quan tổ chức, theo đó, quốc gia sẽ không phải chịu sự tài phán của cơ quan tư pháp quốc gia khác trong quá trình giải quyết vụ việc phát sinh từ quan hệ có yếu tố nước ngoài trên nếu không được sự chấp thuận của quốc gia. Có thể thấy, quyền miễn trừ quốc gia là một trong những nguyên tắc lâu đời trong quan hệ quốc tế, được xem như hàng rào bảo vệ cho quốc gia tại cơ quan tài pháp của quốc gia nước ngoài.
Căn cứ pháp lý quốc tế về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong TPQT
Các quy định về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia nước ngoài được ghi nhận khá phổ biến trong các hệ thống pháp luật trên thế giới. Cụ thể, một số nước đã ban hành Luật miễn trừ tư pháp cho quốc gia nước ngoài (Foreign States Immunities Act). Ví dụ, Luật miễn trừ quốc gia dành cho quốc gia nước ngoài của Hoa Kỳ năm 1976, Anh năm 1978, Singapore năm 1979, Canada năm 1982, Australia năm 1985…Hầu hết các đạo luật trên đều ghi nhận nguyên tắc cơ bản đó là quốc gia nước ngoài được quyền miễn trừ đối với thẩm quyền của Tòa án của quốc gia sở tại. Tuy nhiên, một nội dung khác không kém phần quan trọng được ghi nhận trong các đạo luật nêu trên là quy định các trường hợp loại trừ quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia (Exception to immunity). Đây là các trường hợp mà khi phát sinh các vụ kiện liên quan đến quốc gia, quốc gia không được viện dẫn quyền miễn trừ tư pháp, điều đó đồng nghĩa là quốc gia sẽ có các quyền và nghĩa vụ bình đẳng như các chủ thể khác trong quan hệ mà quốc gia tham gia. Xuất phát từ sự khác biệt về điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội… pháp luật của các nước có những quy định khác nau về các trường hợp loại trừ quyền miễn trừ tư pháp khi quốc gia đã tự nguyện từ bỏ quyền miễn trừ và chấp thuận thẩm quyền của các cơ quan tài phán; hoặc tham gia vào các quan hệ kinh doanh, thương mại; hoặc các vụ kiện về bồi thường thiệt hại về tài sản, về thương tích cho cá nhận do quốc gia gây ra…Bên cạnh các quy định của pháp luật quốc gia, quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia còn được ghi nhận trong các điều ước quốc tế đa phương và song phương, như Công ước Brussels về thống nhất các quy định về quyền miễn trừ tàu thuyền nhà nước ngày 14/4/1926; Công ước Vienna 1961 về quan hệ ngoại giao; Công ước Vienna 1963 về quan hệ lãnh sự…Đặc biệt, các quy định về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia đã được quy định cụ thể tại Công ước về quyền miễn trừ tư pháp và miễn trừ tài sản của quốc gia Liên hợp quốc được thông qua ngày 02/12/2004 (gọi tắt là Công ước của Liên hợp quốc về quyền miễn trừ quốc gia)…
Bài viết cùng chủ đề:
Phương pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết xung đột pháp luật
Bình luận phương pháp xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế
Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Quy định về miễn trừ tư pháp quốc gia trong tư pháp quốc tế. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.