Trình tự ký kết điều ước quốc tế

Ký kết điều ước quốc tế là gì ?

Ký kết điều ước quốc tế là cả một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau như đàm phán, soạn thảo, thông qua, ký, phê chuẩn hoặc phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế. Mỗi giai đoạn này có sự liên hệ chặt chẽ với nhau hết sức logíc và hợp lý.

Ký kết điều ước quốc tế
Ký kết điều ước quốc tế

Nhìn chung, quá trình ký kết điều ước quốc tế chủ yếu được tiến hành qua 2 giai đoạn chính, đó là:

Giai đoạn 1 của quá trình ký kết điều ước quốc tế

 Giai đoạn hình thành các văn bản điều ước: Trong giai đoạn này, các bên sẽ thực hiện các hành vi như: đàm phán, soạn thảo và thông qua văn bản điều ước. Thực hiện xong các hành vi này, điều ước quốc tế vẫn chưa phát sinh hiệu lực, tuy nhiên nếu thiếu các hành vi này thì một điều ước quốc tế không thể được hình thành.

– Đàm phán: Bản chất của đàm phán là sự thương lượng, đấu tranh về lợi ích giữa các chủ thể tham gia ký kết điều ước quốc tế nhằm đi đến một thỏa thuận chung nhất. Do đó, sự thành công hay thất bại của đàm phán phụ thuộc rất nhiều vào thiện chí và sự hợp tác của các bên. Có nhiều cách thức đàm phán khác nhau, như: đàm phán trên cơ sở của dự thảo văn bản đã chuẩn bị trước của mỗi bên hay một bên hoặc cùng đàm phán để trực tiếp xây dựng văn bản điều ước.

– Soạn thảo: Trong trường hợp đàm phán thành công, văn bản điều ước sẽ được soạn thảo chính thức để các bên thông qua. Với điều ước quốc tế song phương, các bên thường cử đại diện tham gia soạn thảo, còn đối với điều ước quốc tế đa phương thì việc soạn thảo sẽ được giao cho một cơ quan (tiểu ban soạn thảo) do các bên thống nhất lập ra.

     Trình tự đàm phán, soạn thảo ĐUQT có thể tiến hành ngược lại. Tức là văn bản ĐƯ sẽ được 1 bên soạn thảo trước, sau đó các bên sẽ tiến hành đàm phán trên cơ sở nội dung VB đã được soạn thảo để đi đến thống nhất và thông qua VB đó (VD: ĐUQT VN – Liên Xô trước đây).

– Thông qua văn bản điều ước: Đây là thủ tục không thể thiếu trong giai đoạn này. Thông qua văn bản điều ước chính là hình thức để các bên biểu hiện sự nhất trí của mình đối với văn bản điều ước đã được soạn thảo. Thực tiễn ký kết điều ước quốc tế cho thấy, có nhiều cách để thông qua văn bản điều ước, như: bỏ phiếu kín hoặc công khai. Văn bản được các bên nhất trí thông qua là văn bản cuối cùng, các bên không được phép đơn phương sửa đổi, chỉnh lý hoặc thay đổi bất kỳ quy định nào trong văn bản.

Sau khi thông qua VB, ĐUQT chưa phát sinh hiệu lực. ý nghĩa của hành vi thông qua VB ĐƯ chỉ là xác nhận tính xác thực của nội dung VB ĐƯ với các vấn đề mà các bên đã nhất trí tại bàn đàm phán.

Giai đoạn 2 của quá trình ký kết điều ước quốc tế

Giai đoạn xác nhận sự ràng buộc của quốc gia với điều ước quốc tế. Giai đoạn này có 4 hành vi được thực hiện đó là: hành vi ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tế.

Ký điều ước quốc tế

Ký là một bước không thể thiếu trong trình tự ký kết điều ước quốc tế. Có 3 hình thức ký điều ước quốc tế, đó là:

– Ký tắt: Là chữ ký của các vị đại diện quốc gia tham gia đàm phán nhằm xác nhận văn bản dự thảo điều ước quốc tế đã được thông qua. Ký tắt chưa làm phát sinh hiệu lực của điều ước.

– Ký Ad Referendum: Là chữ ký của các vị đại diện với điều kiện có sự đồng ý tiếp sau đó của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật quốc gia. Về nguyên tắc, hành vi ký ad cũng không làm phát sinh hiệu lực của điều ước, tuy nhiên hình thức ký này cũng có thể làm phát sinh hiệu lực cho điều ước nếu có sự đồng ý chính thức tiếp theo cơ quan có thẩm quyền của quốc gia.

– Ký đầy đủ (ký chính thức): Là chữ ký của các vị đại diện vào văn bản dự thảo điều ước. Về nguyên tắc, hình thức ký đầy đủ luôn làm phát sinh hiệu lực của điều ước. Trừ trường hợp điều ước này quy định các bên phải tiến hành phê chuẩn, phê duyệt thì sau hành vi phê chuẩn, phê duyệt này điều ước mới có hiệu lực thi hành.

=> Khác với điều ước quốc tế song phương, điều ước quốc tế đa phương có hiệu lực kể từ nhiều thời điểm khác nhau như theo thỏa thuận của các bên hoặc sau khi ký đầy đủ.

Đại diện ký là ai? – Nguyên thủ QG, Bộ trưởng Bộ NG, người đứng đầu Chính phủ. Người đứng đầu các cơ quan Đại diện NG, ĐSQ, lãnh sự có thể đại diện QG nhưng chỉ trong Giai đoạn đầu: đàm phán, soạn thảo. Đây là những người có thẩm quyền đương nhiên theo Khoản 2 Điều 7 CU Viên 1969.

Ngoài ra, các chủ thể khác cũng có thể có thẩm quyền đại diện cho QG tham gia ký kết nhưng phải có thư ủy nhiệm (thư phải có chữ ký của BT BNG).

Phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tế:

Phê chuẩn, phê duyệt điều ước quốc tế là những hành vi do quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế tiến hành nhằm xác nhận sự đồng ý ràng buộc với một điều ước quốc tế nhất định. Cả pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế đều ghi nhận giá trị pháp lý ngang nhau của hành vi phê chuẩn và phê duyệt điều ước quốc tế. Sự khác nhau căn bản giữa hai hành vi này là ở thẩm quyền tiến hành hai hành vi trên và nội dung của điều ước quốc tế đề cập. Việc áp dụng thủ tục phê chuẩn hay phê duyệt đối với một điều ước quốc tế thường do các bên thỏa thuận và được ghi rõ ngay trong nội dung của văn bản điều ước. Ở Việt Nam, theo Luật ĐƯQT 2016: các cơ quan phê chuẩn là cơ quan quyền lực NN (QH); các cơ quan phê duyệt là cơ quan hành pháp (CP). Như vậy ĐƯQT phải phê chuẩn có tầm quan trọng cao hơn vì liên quan tới các vấn đề chính trị, an ninh quốc gia.

– Gia nhập điều ước quốc tế: Là hình thức đặc biệt của quá trình ký kết ĐƯQT. Ở hình thức này, QG muốn trở thành thành viên ĐƯ không tham gia vào giai đoạn hình thành VB ĐƯ mà chỉ tham gia vào giai đoạn xác nhận sự ràng buộc của VB ĐƯ đối với QG mình.  

 Việc gia nhập thường được đặt đối với quốc gia khi thời hạn ký kết điều ước đã chấm dứt hoặc điều ước đã có hiệu lức mà quốc gia đó chưa phải là thành viên. Về thủ tục gia nhập điều ước quốc tế, những điều ước quốc tế nào được gia nhập hoặc không được gia nhập phụ thuộc vào quy định cụ thể của điều ước đó hoặc phụ thuộc vào các thành viên của điều ước. Thông thường thủ tục gia nhập được tiến hành theo một số cách như: gửi công hàm xin gia nhập.

Bài viết cùng chủ đề:

Phân tích địch nghĩa và đặc điểm của điều ước quốc tế

Nguồn của luật quốc tế là gì ? Cấu trúc nguồn của luật quốc tế

Ký kết điều ước quốc tế
Ký kết điều ước quốc tế

Bài viết cùng chủ đề:

Phân tích địch nghĩa và đặc điểm của điều ước quốc tế

Nguồn của luật quốc tế là gì ? Cấu trúc nguồn của luật quốc tế

Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Trình tự ký kết điều ước quốc tế (phân tích chi tiết). Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *