1. Đầu tư là gì? Đầu tư trong khuôn khổ ASEAN là gì?
Đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn, tài nguyên trong một thời gian tương đối dài nhằm thu được lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế – xã hội. Dưới góc độ quan hệ quản lý, đầu tư được chia làm đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư mà người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tưtự thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
Trong khuôn khổ Khu vực đầu tư ASEAN, đầu tư chỉ bao gồm đầu tư trực tiếp. Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lí hoạt động đầu tư.
>>> Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư liên hệ Liên hệ: Luật Thành Đô

2. Đặc điểm của đầu tư trong khuôn khổ ASEAN
Thứ nhất, các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một lượng vốn tối thiểu theo quy định pháp luật Luật đầu tư nước ngoài của từng nước. Điều đó làm cho các nhà đầu tư nước ngoài có quyền trực tham gia điều hành, quản lý hoạt động đầu tư mà họ bỏ vốn. Ví dụ như ở Việt Nam, khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2014 quy định:
“1. Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh; …”.
Thứ hai, quyền quản lý, điều hành doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phụ thuộc vào vốn góp. Tỷ lệ vốn của bên đầu tư càng cao thì quyền quản lý hoạt động đầu tư càng cao. Ví dụ như theo quy định khoản 3 điều 22 Luật đầu tư 2014 thì nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ những trường hợp do pháp luật quy định.
Thứ ba, quyền lợi của các nhà đầu tư nước ngoài gắn chặt với dự án đầu tư. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp quyết định mức lợi nhuận của các nhà đầu tư.
Thứ tư, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được sử dụng theo mục đích của chủ thể đầu tư nước ngoài trong khuôn khổ Luật đầu tư nước ngoài của nước sở tại. Nguồn vốn này được nước tiếp nhận đầu tư sử dụng một cách gián tiếp thông qua thuế, giá thuê đất, các quy định khuyến khích hay hạn chế đầu tư trực tiếp vào một số ngành, lĩnh vực nhất định.
Bài viết cùng chủ đề:
Phân tích khái quát và bình luận về sự ra đời của ASEAN
Bình luận nhận định ASEAN ra đời phù hợp với xu thế khu vực hoá tất yếu của thời đại
Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Khái quát về đầu tư trong khuôn khổ ASEAN. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.