Định nghĩa tập quán quốc tế
Đó là những quy tắc xử sự chung ban đầu do một hay một số quốc gia đưa ra và áp dụng trong quan hệ với nhau. Sau một quá trình áp dụng lâu dài, rộng rãi và được nhiều quốc gia thừa nhận như những qui phạm pháp lý nên những qui tắc xử sự đó đã trở thành tập quán quốc tế. Vậy, tập quán quốc tế là những qui tắc xử sự chung, hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được các chủ thể của luật quốc tế thừa nhận rộng rãi là những qui tắc có tính chất pháp lý bắt buộc.
VD tập quán quốc tế: Hành vi phóng tàu vũ trụ qua không phận của các nước láng giềng được được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần và được cộng đồng quốc tế thừa nhận là hành vi không cần xin phép và trở thành tập quán quốc tế.

Đặc điểm của tập quán quốc tế
Từ định nghĩa nêu trên, chúng ta có thể thấy đặc điểm của tập quán quốc tế như sau:
– Về hình thức: Quy phạm tập quán quốc tế tồn tại dưới dạng các hành vi xử sự của các chủ thể LQT. Do đó, tập quán quốc tế luôn ở dạng bất thành văn.
– Về nội dung: Không được trái với các QP Jus Cogens.
– Về chủ thể: Chủ thể của quy phạm tập quán quốc tế là chủ thể của LQT.
– Quá trình hình thành: Không thông qua hành vi ký kết mà nó được hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được sự thừa nhận của các chủ thể LQT.
Các yếu tố cấu thành tập quán quốc tế
– Yếu tố vật chất: Chính là các hành vi, cách thức xử sự hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần, trở thành QTXS chung, thống nhất.
TH ngoại lệ: Có những hành vi, cách thức xử sự áp dụng vài lần và trong 1 TG ngắn đã trở thành tập quán quốc tế vì nhu cầu áp dụng trên thực tế.
Yếu tố tâm lý: Quy tắc xử sự phải được các chủ thể LQT thừa nhận là QP có giá trị pháp lý bắt buộc. Yếu tố “thừa nhận” rất quan trọng.
Các con đường hình thành tập quán quốc tế
Quá trình hình thành tập quán quốc tế rất lâu dài và đòi hỏi phải có sự liên tục. Không có một thước đo chung cho thời gian hình thành các tập quán. Tuy nhiên, tập quán quốc tế chủ yếu hình thành theo các con đường sau:
– Con đường truyền thống: hình thành từ thực tiễn quan hệ quốc tế (từ thực tiễn xử sự của các QG).
VD: Các qui định liên quan đến quan hệ ngoại giao, lãnh sự cũng hình thành từ nhu cầu bang giao giữa các quốc gia trên thế giới.
– Từ thực tiễn thực hiện các nghị quyết có tính chất khuyến nghị của các tổ chức quốc tế.
VD: Nghị quyết của Đại hội đồng LHQ số 3314 ngày 14/12/1974 đã chỉ rõ hành vi xâm lược là hành vi của quốc gia này sử dụng bất hợp pháp lực lượng vũ trang để tấn công vào lãnh thổ quốc gia khác…việc các quốc gia đồng tình với nghị quyết trên về định nghĩa xâm lược đã thể hiện sự thừa nhận hiệu lực thực tế của nghị quyết, để từ đó các quốc gia hành động theo những chuẩn mực được quy định trong nghị quyết này. Điều này cũng có nghĩa là các quốc gia đã thừa nhận áp dụng áp dụng tập quán quốc tế mới với tư cách là quy phạm pháp lý ràng buộc mình.
– Từ thực tiễn thực hiện các phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế
VD: Vụ tranh chấp giữa Nauy và Anh về quyền đánh cá trong khu vực biển ngoài khơi Nauy đã hình thành nên tập quán quốc tế về cách thức xác định đường cơ sở thẳng.
– Hình thành từ một tiền lệ duy nhất.
VD: Năm 1975, Liên Xô là nước đầu tiên phóng tàu vào vũ trụ. Sự im lặng đồng tình của các quốc gia cũng đồng nghĩa với sự công nhận một quy phạm tập quán mới của luật quốc tế, đó là quy phạm tập quán về quyền bay qua không gây hại trong vũ trụ bên trên khoảng không lãnh thổ của các quốc gia khác.
– Hình thành từ điều ước quốc tế: Từ điều ước quốc tế, tập quán quốc tế có 2 cách hình thành khác nhau:
+ Thứ nhất, tập quán quốc tế được hình thành từ điều ước quốc tế được pháp điển hóa. VD: Trước khi Công ước luật Biển có hiệu lực, các quốc gia đã áp dụng như các tập quán.
Thứ hai, tập quán quốc tế được hình thành từ thực tiễn thực hiện điều ước quốc tế của bên thứ 3.
VD: 2 quốc gia A và B thỏa thuận 1 điều ước liên quan đến việc tránh đánh thuế 2 lần, nước C thấy hợp lý nên áp dụng các quy định trong điều ước này. Các quy định được C áp dụng với tư cách là quy phạm tập quán.
Câu hỏi liên quan đặc điểm của tập quán quốc tế
Nếu QG không đồng ý ràng buộc với 1 ĐUQT thì có phải thi hành tập quán quốc tế đó không?
Nếu QG thể hiện rõ thái độ không đồng ý ràng buộc bằng cách liên tục phản đối, rõ ràng, công khai và nhất quán => không bị ràng buộc, trừ QP TQ Jus Cogens.

Bài viết cùng chủ đề:
Mối quan hệ giữa tập quán quốc tế và điều ước quốc tế
Các yếu tố ảnh hưởnghiệu lực của điều ước quốc tế
Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Khái niệm và 4 đặc điểm của tập quán quốc tế. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.