Bài viết phân tích Khái niệm và đặc điểm của quốc tịch, ví dụ về đặc điểm của quốc tịch, câu hỏi liên quan đến quốc tịch
Quốc tịch là gì ?
Từ phương diện pháp lý quốc tế hiện đại, quốc tịch là mối liên hệ hai chiều, được xác lập giữa một cá nhân với một quốc gia nhất định, có nội dung là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người đó được pháp luật quốc gia quy định và bảo đảm thực hiện.
Đặc điểm của quốc tịch
Từ định nghĩa nêu trên về quốc tịch, chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm sau về quốc tịch:
– Có tính ổn định và bền vững về không gian và thời gian.
+ Về không gian: Khi đã mang QT và trở thành công dân của một quốc gia nào đó thì mỗi công dân phải luôn chịu sự chi phối và tác động về mọi mặt từ quốc gia đó, không kể họ đang cư trú ở đâu, trong hay ngoài nước, và tại nơi họ cư trú họ có các quyền và nghĩa vụ pháp lý như nhau. Họ còn được các cơ quan đại diện NG hoặc cơ quan LS của QG mà mình mang QT đặt trên lãnh thổ QG sở tại bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
+ Về thời gian: Thông thường, một người ngay khi sinh ra đã mang một quốc tịch, tức là có mối liên hệ với ít nhất một quốc gia nhất định. Mối liên hệ này sẽ gắn bó suốt quá trình sống của người đó từ lúc sinh ra cho đến lúc chết, trừ những trường hợp đặc biệt (như: xin thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch…).
VD: Theo Luật QT VN 2008, công dân VN không bị tước quốc tịch VN, trừ các trường hợp đặc biệt.
QT có tính cá nhân: Quốc tịch là một nội dung của quyền nhân thân và gắn bó với bản thân mỗi cá nhân nhất định và không thể bị thay đổi bởi sự thay đổi quốc tịch của 1 cá nhân khác.
VD: Theo PLVN, trẻ em được cho làm con nuôi người nước ngoài vẫn mang QT VN cho đến năm 18 tuổi thì QT nào sẽ do người đó quyết định.
Điều 10 LQT VN 2008: Việc vợ hoặc chồng nhập trở lại hoặc mất QT Vn không làm thay đổi QT của người kia.
Quốc tịch thể hiện mối quan hệ pháp lý có tính hai chiều giữa nhà nước và công dân, là cơ sở để xác định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Khi mang quốc tịch của một quốc gia nào đó, thì công dân được hưởng những quyền đồng thời phải gánh vác các nghĩa vụ đối với nhà nước của họ; ngược lại, các quyền của công dân cũng chính là các nghĩa vụ mà quốc gia phải thực hiện nhằm đảm bảo tốt nhất các quyền của công dân và nghĩa vụ của công dân lại đồng thời là các quyền của quốc gia đó.
Quan hệ QT vừa là ĐTĐC của LQG, vừa là đối tượng điều chỉnh của pháp luật quốc tế. Trong quan hệ quốc tế, quốc tịch là cơ sở để quốc gia tiến hành bảo hộ ngoại giao cho công dân của mình; là cơ sở để quốc gia từ chối tiến hành dẫn độ tội phạm đối với công dân mình (trừ những trường hợp có điều ước quốc tế quy định về dẫn độ).
Câu hỏi liên quan quốc tịch
Chủ thể nào có quyền ban cấp quốc tịch? – chỉ có QG, vì ở QG mới có tổ chức quyền lực chính trị là NN để từ đó xác lập quan hệ với từng công dân.
Trường hợp những người làm việc trong Tòa thánh Vatican mang QT của Tòa thánh => không có tính ổn định (QT của Tòa thánh sẽ mất đi khi nhiệm vụ cá nhân ở Tòa thánh chấm dứt hoặc khi cá nhân không còn cư trú trên phần đất của Tòa thánh), tính cá nhân, đồng thời chỉ mang tính công vụ nên không phải là QT theo đúng nghĩa.
Bài viết cùng chủ đề:
Nguyên tắc tận tâm thiện chí thực hiện cam kết quốc tế
Nguyên tắc cấm dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế
Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Khái niệm và đặc điểm của quốc tịch (Phân tích chi tiết). Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.