Khái niệm hợp đồng vay tài sản
Theo điều 463 BLDS 2015 : hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên ,theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng , chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Đặc điểm hợp đồng vay tài sản
Là hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu tài sản một cách tạm thời
Nếu trong hợp đồng mua bán tài sản tài được chuyển giao giữa hai bên một cách vĩnh viễn thì hợp đồng cho vay chỉ chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản vay một cách tạm thời .Thực chất thì bên vay được toàn quyền định đoạt tài sản vay như một chủ sở hữu đối với tài sản đó để thực hiện mục đích vay nhưng chỉ trong một thời hạn nhất định. Hết thời hạn đó bên vay phải trả lại tài sản vay cho bên cho vay.
Có thể là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù
Là hợp đồng có đền bù nếu các bên có thỏa thuận về lãi , là hợp đồng không đền bù nếu vay không có lãi
Là hợp đồng song vụ hoặc đơn vụ
– Là hợp đồng song vụ nếu có hiệu lực kể từ thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản của hợp đồng vì theo đó bên cho vay có nghĩa vụ giao tài sản cho bên vay theo đúng thỏa thuận, bên vay phải trả nợ theo đúng hạn.
– Là hợp đồng đơn vụ nếu thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được các bên thỏa thuận là thời điểm bên cho vay đã chuyển giao tài sản cho bên vay ,vì khi hợp đồng vay có hiệu lực thì bên cho vay không còn nghĩa vụ đối với bên vay
Ví dụ minh họa hợp đồng vay tài sản
Anh A kí hợp đồng cho anh B vay 50 triệu đồng với thời hạn 12 tháng lãi suất 1,5% mỗi tháng.
Như vậy trong 12 tháng đó anh B phải xoay xở và trả đủ số tiền là 50 triệu đã vay của anh A kèm theo lãi suất mà anh A yêu cầu là 1,5% hàng tháng. Như vậy ở đây đã có sự chuyển giao tiền của anh A cho anh B và đã phát sinh nghĩa vụ của cả 2 bên, anh A phải thực hiện đúng hợp đồng cho anh B vay tiền còn anh B có nghĩa vụ phải trả tiền đúng hạn và lãi suất.
Đây là hợp đồng song vụ và là hợp đồng có đền bù vì anh A yêu cầu với lãi suất là 1,5% hàng tháng
Bài viết cùng chủ đề:
Phân tích đặc điểm pháp lý của biện pháp bảo lưu quyền sở hữu? Cho ví dụ minh họa
So sánh biên pháp cầm cố tài sản và biện pháp thế chấp tài sản
Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Phân tích khái niệm và đặc điểm của hợp đồng vay tài sản. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.