Quy định về hoạt động quyết toán ngân sách nhà nước

Hoạt động quyết toán ngân sách nhà nước là gì?

Quyết toán ngân sách nhà nước là việc tổng hợp các số liệu ghi nhận tình hình thực tế thu, chi ngân sách theo dự toán đã giao, đồng thời là báo cáo kế toán về kết quả chấp hành ngân sách nhà nước hàng năm của chính quyền các cấp và các đơn vị trực thuộc.

Theo đó, quyết toán được hiểu là trên cơ sở tổng hợp các khoản thu chi để làm rõ tình hình thực hiện ngân sách và sử dụng ngân sách của các cấp chính quyền và các đơn vị trực thuộc. Trong các khâu của chu trình quản lý ngân sách nhà nước, quyết toán là khâu cuối cùng, qua đó đánh giá lại toàn bộ ngân sách nhà nước sau một năm thực hiện, từ khâu lập dự toán, khâu phân bổ cũng như chấp hành và điều hành ngân sách nhà nước. Đây là hoạt động cần thiết để có thể bảo đảm dự toán ngân sách nhà nước được nghiêm túc trên thực tế.

Quy định về hoạt động quyết toán ngân sách nhà nước
Quy định về hoạt động quyết toán ngân sách nhà nước

Phạm vi quyết toán ngân sách nhà nước

Phạm vi các khoản thu, chi ngân sách nhà nước được tổng hợp quyết toán ngân sách hằng năm được quy định tại Điều 5 Luật ngân sách nhà nước 2015, cụ thể như sau:

– Các khoản thu ngân sách nhà nước bao gồm: toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí; toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương;…
     Các khoản thu được tổng hợp quyết toán thu ngân sách nhà nước phải là số thu đã thực nộp, đã được hạch toán thu ngân sách nhà nước theo quy định, đảm bảo tính chính xác, trung thực và đầy đủ. Các khoản thu thuộc ngân sách các năm trước nộp ngân sách năm sau được hạch toán vào thu ngân sách năm sau.
     Đối với những khoản thu ngân sách nhà nước không đúng quy định của pháp luật được hoàn trả cho đối tượng đã nộp, những khoản thu ngân sách nhưng chưa thu phải được truy thu đầy đủ cho ngân sách.
– Chi ngân sách nhà nước bao gồm: Chi đầu tư phát triển;Chi dự trữ quốc gia; Chi thường xuyên; Chi trả nợ lãi; Chi viện trợ;…
    Các khoản chi được tổng hợp quyết toán chi ngân sách nhà nước phải là số chi đã thực thanh toán và hạch toán chi ngân sách theo quy định. Số liệu chi ngân sách nhà nước của đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư và của ngân sách các cấp trước khi được tổng hợp báo cáo quyết toán phải được đối chiếu, xác nhân với kho bạc nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch.
    Các khoản chi không đúng quy định pháp luật cần phải thu hồi đầy đủ cho ngân sách nhà nước. 

 Ý nghĩa pháp lí của hoạt động quyết toán ngân sách nhà nước

 Hoạt động quyết toán ngân sách nhà nước có những ý nghĩa pháp lí như sau:

– Thông qua hoạt động quyết toán sẽ bảo đảm sự giám sát của cơ quan quyền lực đối với việc chấp hành ngân sách của các cơ quan nhà nước và đơn vị sử dụng ngân sách,

– Thông qua quyết toán ngân sách cũng giúp các cơ quan này đánh giá hiệu quả, trên cơ sở đó lựa chọn phương án sử dụng công cụ ngân sách nhà nước một cách tốt tốt nhất

– Rút ra được những bài học cho công tác xây dựng, chấp hành ngân sách trong giai đoạn tiếp theo.

Bài viết cùng chủ đề:

Các điều kiện chi ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật

Phân biệt thu ngân sách nhà nước từ thuế và thu ngân sách nhà nước từ vay nợ

Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Quy định về hoạt động quyết toán ngân sách nhà nước. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *