Giám sát hoạt động ngân sách nhà nước của kiểm toán nhà nước

Bài viết phân tích cụ thể trách nhiệm và cách thức giám sát hoạt động ngân sách nhà nước của kiểm toán nhà nước. 

Trách nhiệm giám sát hoạt động ngân sách của kiểm toán nhà nước 

Điều 23 Luật ngân sách nhà nước 2015 quy định về nhiệm vụ quyền hạn của kiểm toán nhà nước như sau:

1. Thực hiện kiểm toán ngân sách nhà nước và báo cáo kết quả kiểm toán với QH, UBTVQH, gửi báo cáo kiểm toán cho chủ tịch nước, CP, TTCP, HĐDT, Ủy ban của QH và các cơ quan khác có liên quan theo quy định của luật kiểm toán nhà nước

2. Trình QH báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước để QH xem xét, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước

3. Tham gia với Ủy ban tài chính, ngân sách và các cơ quan khác của QH, CP trong việc xem xét, thẩm tra báo cáo về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, phương án điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước.

Khoản 4,5 Điều 10 Luật Kiểm toán nhà nước, quy định nhiệm vụ của  KTNN:

4. Trình ý kiến của Kiểm toán nhà nước để Quốc hội xem xét, quyết định dự toán ngân sách nhà nước, quyết định phân bổ ngân sách trung ương, quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.

5. Tham gia với các cơ quan của Quốc hội, của Chính phủ trong việc xem xét về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương, phương án điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, phương án bố trí ngân sách cho chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định và quyết toán ngân sách nhà nước.

Như vậy, nhiệm vụ của cơ quan kiểm toán nhà nước gắn với quá trình kiểm tra tổng thể hoạt động từ lập dự toán đến chấp hành, quyết toán ngân sách nhà nước của tất cả các chủ thể có liên quan, từ các cấp ngân sách đến các đơn vị sử dụng ngân sách và các đối tượng khác có quản lí, sử dụng vốn tài sản của nhà nước:

– Trình ý kiến của mình để QH xem xét, quyết định dự toán ngân sách nhà nước, quyết định phân bổ ngân sách trung ương, quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.

– Tham gia với cơ quan của Quốc hội, của Chính phủ trong việc xem xét về dự toán NSNN, phương án bố trí ngân sách cho chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia do QH quyết định và quyết toán NSNN.

– Thực hiện kiểm toán ngân sách nhà nước: kiểm tra đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính, quyết toán ngân sách; tính tuân thủ, tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu lực trong quản lí, sử dụng ngân sách, vốn và tài sản nhà nước.

Trách nhiệm và cách thức giám sát hoạt động ngân sách của kiểm toán nhà nước
Trách nhiệm và cách thức giám sát hoạt động ngân sách của kiểm toán nhà nước

Cách thức giám sát hoạt động ngân sách của kiểm toán nhà nước

– Giám sát theo cơ chế tiền kiểm: KTNN thực hiện kiểm toán dự toán NSNN và dự án, công trình quan trọng quốc gia để đưa ra ý kiến giúp QH quyết định phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, bảo đảm tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước,bảo đảm các nguồn lực được động viên và phân bổ vào những mục tiêu mà quốc gia theo đuổi cũng như tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả của các khoản chi NSNN; tránh được những sai sót và gian lận ngay từ khi lập và phân bổ dự toán, dự án.

– Giám sát theo cơ chế hậu kiểm: KTNN thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN các cấp, các tổ chức, đơn vị có liên quan và cung cấp kết quả kiểm toán giúp QH, HĐND xem xét phê chuẩn quyết toán NSNN, không chỉ là việc kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn của báo cáo quyết toán NSNN; tính tuân thủ pháp luật trong quản lý, điều hành NSNN  mà còn xem xét, đánh giá các khía cạnh về tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý và sử dụng NSNN.

– Công khai kết quả kiểm toán, KTNN cung cấp cho công chúng những thông tin quan trọng, giúp người dân biết rõ tình hình thu chi, quản lý, sử dụng NSNN, tài sản và công quỹ quốc gia, tạo điều kiện để nhân dân tham gia giám sát với tư cách là chủ thể của quyền lực nhà nước.

Bài viết cùng chủ đề:

Phân biệt chi thường xuyên với chi đầu tư phát triển

Vai trò của ngân sách nhà nước

Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Hoạt động giám sát ngân sách nhà nước của kiểm toán nhà nước. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.

 

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *