Bình luận quy định bộ luật dân sự về giải quyết xung đột pháp luật thừa kế

Bài viết Bình luận quy định bộ luật dân sự về giải quyết xung đột pháp luật thừa kế

Giải quyết xung đột pháp luật thừa kế

1. Năng lực lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc

Bộ luật dân sự 2015 cũng thừa nhận việc giải quyết xung đột pháp luật về xác định năng lực lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc theo nguyên tắc luật quốc tịch. Tuy nhiên, Bộ luật dân sự 2015 quy định về năng lực lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc tại khoản 1 Điều 681 thì năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc huỷ bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc. Như vậy, với quy định này, Bộ luật dân sự 2015 đã áp dụng hoàn thiện hơn nguyên tắc luật quốc tịch trong việc giải quyết xung đột pháp luật về xác định năng lực lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc trong quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài. Theo đó, thì với mỗi thời điểm lập di chúc, thay đổi di chúc, hủy bỏ di chúc sẽ áp dụng theo luật quốc tịch của người đó vào thời điểm đó đang mang quốc tịch của quốc gia nào. Đây là điểm tiến bộ trong tư duy xây dựng của nhà làm luật, đảm bảo quyền để lại di sản thừa kế cho mỗi cá nhân.

Về thừa kế theo di chúc quy định tại khoản 1 Điều 681 BLDS năm 2015: “Năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc”. Việc dịch chuyển di sản cho người thừa kế di chúc là dựa trên ý chí của người lập di chúc khi còn sống. Di chúc là sự thể hiện ý chí cá nhân nhằm chuyển quyền sở hữu tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Quan hệ thừa kế theo di chúc được đặt ra trong trường hợp người chết để lại di chúc và di chúc đó phải hợp pháp. Di chúc có thể định đoạt toàn bộ hoặc một phần tài sản. Năng lực lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc. Khoản 1 Điều 681 Bộ luật dân sự năm 2015 xác định áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch để điều chỉnh vấn đề này. Như vậy, nếu một người là công dân nước ngoài thì năng lực lập di chúc cũng là một dạng năng lực hành vi nên việc Điều 681 lựa chọn hệ thuộc quốc tịch để điều chỉnh quan hệ này là hoàn phù hợp với quy định tại Điều 674 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về năng lực hành vi của

cá nhân. Sở dĩ quy định như vậy vì hành vi lập di chúc là hành vi đặc biệt, thiêng liêng đặt trong mối quan hệ với hệ thống pháp luật gắn bó nhất với họ, khi đó chọn hệ thống pháp luật của nước họ là công dân là phù hợp nhất. Quy định này cũng phù hợp với các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã kí kết. Hình thức của di chúc quy định tại khoản 2 Điều 681 Bộ luật dân sự năm 2015:

“Hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập. Hình thức của di chúc cũng được công nhận tại Việt Nam nếu phù hợp với pháp luật của một trong các nước sau đây:

  • Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;
  • Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;
  • Nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản.”
Bình luận quy định bộ luật dân sự về giải quyết xung đột pháp luật thừa kế
Bình luận quy định bộ luật dân sự về giải quyết xung đột pháp luật thừa kế

2. Hình thức di chúc

Bộ luật dân sự 2015 bên cạnh kế thừa theo nguyên tắc luật nơi lập di chúc trong việc xác định hình thức của di chúc ở Bộ luật dân sự 2005 thì đã quy định mở rộng thêm về hình thức di chúc trong quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài cũng được công nhận tại Việt Nam. Cụ thể, quy định về hình thức di chúc trong quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài được quy định tại khoản 2 Điều 681 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

“Hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập. Hình thức của di chúc cũng được công nhận tại Việt Nam nếu phù hợp với pháp luật của một trong các nước sau đây:

  • Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;
  • Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết;
  • Nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản.”

Như vậy, bên cạnh hình thức di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi lập di chúc, thì hình thức di chúc cũng được công nhận tại Việt Nam nếu phù hợp với pháp luật của một trong các nước sau:

+ Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết.

+ Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết.

+ Nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản.

Khác với nguyên tắc áp dụng luật đối với việc xác định năng lực lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc. Hình thức của di chúc trong trường hợp có yếu tố nước ngoài ưu tiên áp dụng hệ thuộc luật của nước nơi lập di chúc. Như vậy, giả sử, nếu công dân Việt Nam lập di chúc tại Mỹ thì phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật Mỹ về hình thức, ngược lại nếu công dân Mỹ lập di chúc tại Việt Nam thì hình thức của di chúc cũng phải tuân theo các quy định về hình thức theo pháp luật Việt Nam. Quy định này là hoàn toàn hợp lí, bởi lẽ nhiều quốc gia quy định di chúc có hiệu lực khi được công chứng tại cơ quan có thẩm quyền, do đó cần phải tuân thủ theo hình thức của quốc gia lập di chúc thì mới có thể thực hiện thủ tục công chứng tại cơ quan có thẩm quyền nước đó.

Bộ luật dân sự 2015 đã quy định cụ thể hơn trong việc giải quyết xung đột pháp luật về xác định hình thức di chúc trong quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài. Đây là một điểm tiến bộ của Bộ luật dân sự 2015, việc quy định này góp phần vào việc giải quyết xung đột pháp luật được hiệu quả hơn và bảo đảm quyền được để lại di sản cho cá nhân người nước ngoài khi ở Việt Nam. Với những phân tích, bình luận đã trình bày ở trên, có thể thấy các quy định giải quyết xung đột pháp luật trong quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài đã ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng việc giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực này một cách hiệu quả hơn và đảm bảo quyền để lại di sản tốt hơn cho các cá nhân trong quan hệ này.

Qua đây cũng thấy rằng, kĩ thuật lập pháp của nước ta đã có những tiến bộ, nhìn nhận tốt hơn và đáp ứng thực tiễn ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng của nước ta.

Bài viết cùng chủ đề:

Xung đột pháp luật về thừa kế trong tư pháp quốc tế

Thực tiễn giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo di chúc

Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Quy định BLDS về giải quyết xung đột pháp luật thừa kế. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *