Bài viết phân tích chi tiết đặc điểm pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam và những giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
1. Đặc điểm pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam
Khi pháp nhân mang quốc tịch của một nước nhất định và được tổ chức hoạt động theo pháp luật của nước đó. Tuy nhiên, khi hoạt động với tư cách là pháp nhân nước ngoài ở một quốc gia nào đó, pháp nhân cùng lúc phải chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống pháp luật là luật của quốc gia mà pháp nhân mang quốc tịch và pháp luật của quốc gia sở tại nơi pháp nhân hoạt động. Mỗi quốc gia sẽ điều chỉnh các vấn đề khác nhau của pháp nhân nước ngoài. Pháp luật quốc gia mà pháp nhân mang quốc tịch nước ngoài sẽ điều chỉnh các vấn đề liên quan đến tổ chức thành lập pháp nhân như vấn đề về điều kiện và thủ tục thành lập, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chia tách, tài sản của pháp nhân. Còn pháp luật quốc gia sở tại sẽ điều chỉnh các vấn đề liên quan đến phạm vi hoạt động của pháp nhân, các quyền và nghĩa vụ cụ thể của pháp nhân trên lãnh thổ của quốc gia đó. Không chỉ vậy, khi pháp nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thì địa vị pháp lý của pháp nhân còn chịu sự điều chỉnh trực tiếp bởi các quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, như các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, hiệp định thương mại…

2. Giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Hiện nay, vấn đề pháp lý đối với pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Bộ luật dân sự 2015, Luật đầu tư 2014, Luật thương mại 2005,… ngày 25/7/2007, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 119/2007/QĐ-TTg về việc thành lập Quỹ bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài. Và Thông tư số:92/2013/TT-BTC cũng quy định rõ hơn về chế độ quản lý tài chính quỹ bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài. Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nay là Luật Đầu tư là một trong những đạo luật đầu tiên của thời kỳ đổi mới. Việc ban hành Luật Đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tại Việt Nam đã đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Môi trường đầu tư – kinh doanh tại Việt Nam ngày càng được cải thiện và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao bởi việc hoàn thiện khung pháp luật về đầu tư ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế và khu vực.
Mặc dù vậy, nhằm phù hợp hơn với sự phát triển của kinh tế thế giới và hòa nhập với các quốc gia phát triển, Việt Nam cần điều chỉnh pháp luật đối với pháp nhân trong nước và cả nước ngoài như: Hoàn thiện chính sách về đầu tư đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; hoàn thiện pháp luật về ưu đãi đầu tư theo hướng rõ ràng mkinh bạch dễ hiểu, dễ áp dụng; bổ sung thêm các chế độ ưu đãi, tạo ra động lực thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư kinh doanh và phải hợp lý, tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, nhà nước có cơ chế tăng cường năng lực quản lý hoạt động đầu tư của các cơ quan chức năng và cơ chế phối hợp giám sát và kiểm tra hoạt động đầu tư. Giải quyết kịp thời các thủ tục về đất đai, thuế, xuất nhập khẩu, hải quan… nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư nước ngoài, qua đó tăng thêm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam.
Bài viết cùng chủ đề:
Hệ thuộc luật có mối liên hệ gắn bó nhất là gì?
Thực tiễn giải quyết xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền
Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.