Nêu các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, cho ví dụ

Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng (Phân tích chi tiết các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo quy định tại BLHS 2015

Căn cứ pháp lý về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng (Điều 117 BLDS)

Nêu các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, cho ví dụ
Nêu các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, cho ví dụ

Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với hợp đồng dân sự được xác lập

Chủ thể là một trong các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, cụ thê:

– Đối với cá nhân: Tư cách chủ thể của cá nhân khi tham gia vào hợp đồng phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi dân sự của họ.

Theo quy định của BLDS 2015, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì được tự mình xác lập, thực hiện các hợp đồng dân sự (Điều 20);

người dưới 6 tuổi là người không có năng lực hành vi dân sự và giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện;

người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi;

cá nhân từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý (Điều 21);

người bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện và mọi giao dịch liên quan đều phải được xác lập, thực hiện thông qua người đại diện (Điều 22);

người bị tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự thì các giao dịch liên quan tới tài sản của họ phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ các giao dịch phục vụ nhu cầu hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác (Điều 24).

– Đối với pháp nhân: Pháp nhân là tập thể chứ không phải là một con người tự nhiên, nên năng lực hành vi dân sự của chủ thể này không biểu hiện trực tiếp bằng hành vi và ý chí của một con người cụ thể nào đó, mà được thể hiện bởi ý chung của các thành viên và được thực hiện thông qua hành vi của người đại diện. Cho nên khi xác định điều kiện về chủ thể của pháp nhân thì ta phải xem xét đến tư cách của người đại diện.

Trong Bộ luật dân sự 2015 có hai loại đại diện cho pháp nhân là: Đại diện theo pháp luật (người đứng đầu theo quyết định của cơ quan thành lập có thẩm quyền, điều lệ công ty…);

Đại diện theo ủy quyền (ủy quyền mang tính chất thường xuyên được ghi nhận trong điều lệ hoặc trong văn bản ủy quyền, ủy quyền theo vụ việc thì tùy theo từng quan hệ, người đại diện theo pháp luật ủy quyền cho các thành viên của pháp nhân tham gia vào hợp đồng).

Chủ thể tham gia hợp đồng dân sự hoàn toàn tự nguyện

Chủ thể tham gia hợp đồng dân sự hoàn toàn tự nguyện là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, cụ thể:

Là sự cụ thể hóa nguyên tắc tự do ý chí của các chủ thể tham gia để đánh giá sự tự nguyện phải dựa vào nhiều yếu tố nhất là khi có tranh chấp phát sinh. Trường hợp các bên không có tranh chấp thì đương nhiên suy đoán là có sự tự nguyện. Theo Bộ luật dân sự 2015, thì các yếu tố làm mất đi sự tự nguyện của các chủ thể bao gồm: Hợp đồng xác lập do giả tạo (là hợp đồng được xác lập để để che giấu một hợp đồng khác, nhằm trốn tránh các nghĩa vụ về tài sản, thuế…

Ví dụ như: hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất được lập với mức giá thấp hơn giá thực tế hai bên giao nhận nhằm trốn thuế); Hợp đồng xác lập do nhầm lẫn (là hợp đồng được xác lập khi một bên bị nhầm lẫn về các điều khoản nội dung hợp đồng dẫn tới xác lập hợp đồng này.

Từ đây chúng ta cần lưu ý rằng theo pháp luật Việt Nam chỉ một bên nhầm lẫn thì mới xem là hợp đồng xác lập do nhầm lẫn, còn nếu cả hai bên đều nhầm lẫn thì không thuộc trường hợp này, đây là một lưu ý quan trọng để các chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng như hợp đồng mua sắm vật tư thiết bị, mua bán điện… cần nghiên cứu cụ thể để áp dụng và phòng ngừa);

Hợp đồng được xác lập do bị lừa dối, đe dọa (đây là hợp đồng được xác lập khi một bên bị bên còn lại hay bên thứ 3 lừa dối hay đe dọa để thực hiện giao kết hợp đồng).

Mục đích và nội dung của hợp đồng dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Mục đích của hợp đồng là các lợi ích mà các bên hướng tới khi thực hiện hợp đồng. Nội dung của hợp đồng là các điều khoản, các cam kết xác định quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thế, có tính chất ràng buộc kho các bên chủ thể tham gia hợp đồng.

Mục đích và nội dung của hợp đồng không được trái quy định của pháp luật, không vi phạm đạo đức xã hội.

Hình thức của hợp đồng dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Hình thức của hợp đồng là phương thức biểu hiện các nội dung của hợp đồng. Các bên có thể tùy chọn hình thức hợp đồng. Tuy nhiên một số trường hợp pháp.

Bài viết cùng chủ đề:

Điều kiện của thực hiện công việc không có ủy quyền

So sánh biện pháp cầm cố tài sản và kí cược tài sản

Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng (Phân tích chi tiết). Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *