Các điều kiện chi ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật

Chi ngân sách nhà nước là gì?

Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chắc năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định. Chi ngân sách nhà nước là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của nhà nước. 

Các điều kiện chi ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật
Các điều kiện chi ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật

Các điều kiện chi ngân sách nhà nước

Các điều kiện chi ngân sách nhà nước được quy định tại Điều 12 Luật ngân sách nhà nước năm 2015. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, có trong dự toán ngân sách được giao ( trừ trường hợp quy định tại điều 51 Luật Ngân sách nhà nước):

Dự toán ngân sách nhà nước được lập ra để bảo đảm việc chi ngân sách theo đúng dự toán, kế hoạch, hạn chế tối đa bội chi. Vì vậy, trong việc chấp hành chi ngân sách cần bảo đảm khoản chi có trong dự toán ngân sách được giao, đúng mục đích vận hành, nhu cầu để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan sử dụng ngân sách. Để quản lí, kiểm soát chi ngân sách nhà nước, cần phải đặt ra điều kiện khoản chi phải có trong dự toán.

Thứ hai, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người có thẩm quyền quyết định chi:

Thủ trưởng đơn vị là người có trách nhiệm trong việc quản lí sử dụng ngân sách và tài sản của nhà nước, có nhiệm vụ trong việc đưa ra quyết định chi đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức trong phạm vi dự toán của đơn vị mình. Khi chi ngân sách nhà nước, cần phải có quyết định của thủ trưởng đơn vị thì mới có thể xác định trách nhiệm và tăng cường khả năng kiểm soát khoản chi tại đơn vị sử dụng ngân sách (hình thức: kí duyệt chi)

Thứ ba, điều kiện khác theo từng loại khoản chi: khoản 2 Điều 12 Luật ngân sách nhà nước: Đây là những điều kiện cần có đối với những khoản chi quan trọng, có khoản chi dễ bị thất thoát, vì vậy, cần phải áp dụng thêm những điều kiện được quy định tại những văn bản pháp luật quy định cụ thể đối với từng loại. Cụ thể như sau:

  + Đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản: có đầy đủ thủ tục về đầu tư xây dựng cơ bản, được ghi trong cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách nhà nước, có quyết định thành lập bản quản lí dự án. Bổ nhiệm trưởng ban, kế toán trưởng, chủ đầu tư phải mở tài khoản cấp vốn, đã tổ chức đấu thầu theo quy chế đấu thầu, có khối lượng xây dựng cơ bản đã hoàn thành đủ điều kiện để được cấp phát thanh toán hoặc được cấp phát vốn tạm thời.

   + Đối với chi thường xuyên: phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp các cơ quan, đơn vị đã được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí thì thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ và phù hợp với dự toán được giao tự chủ

   + Đối với chi dự trữ quốc gia: phải bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia

   + Đối với những gói thầu thuộc các nhiệm vụ, chương trình, dự án: cần phải đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hoá, xây lắp phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu

   + Đối với những khoản chi cho công việc thực hiện theo phương thức Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch: phải theo quy định về giá hoặc phí và lệ phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Bài viết cùng chủ đề:

Phân biệt thu ngân sách nhà nước từ thuế và thu ngân sách nhà nước từ vay nợ

Phân biệt nguồn thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm với nguồn thu bổ sung của một cấp ngân sách địa phương

Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Các điều kiện chi ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *