Phân tích Đặc điểm pháp lý của hợp đồng gia công

Bài viết phân tích khái niệm hợp đồng gia công và Đặc điểm pháp lý của hợp đồng gia công

Khái niệm hợp đồng gia công

Căn cứ theo Điều 542 BLDS 2015 thì Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu.

Phân tích Đặc điểm pháp lý của hợp đồng gia công
Phân tích Đặc điểm pháp lý của hợp đồng gia công

Đặc điểm hợp đồng gia công

 Là hợp đồng song vụ

Cả bên đặt gia công và bên nhận gia công đều có những quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng, trong đó quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại.

Là hợp đồng ưng thuận

Hợp đồng gia công có hiệu lực ngay từ thời điểm các bên đã thỏa thuận xong các điều khoản cơ bản của hợp đồng. Hợp đồng gia công không bao giờ có thể được thực hiện và chấm dứt ngay tại thời điểm giao kết, mà luôn đòi hỏi một khoảng thời gian đủ để bên nhận gia công có thể thực hiện được việc gia công của mình. Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn thì thời hạn được tính là khoảng thời gian hợp lý để thực hiện việc gia công đó.

Là hợp đồng có đền bù

Bên đặt gia công có nghĩa vụ thanh toán tiền công cho bên nhận gia công theo thỏa thuận. Việc không có thỏa thuận không được hiểu là không có đền bù. Sauk hi bên nhận gia công thực hiện xong công việc, sản phẩm đã hoàn thành thì bên đặt gia công có trách nhiệm trả tiền thù lao cho bên nhận gia công. Khoản thù lao có thể bao gồm cả số tiền mua nguyên vật liệu nếu nguyên vật liệu do bên nhận gia công cung cấp.

Bài viết cùng chủ đề:

So sánh hợp đồng thuê tài sản và hợp đồng thuê khoán tài sản

Phân biệt hợp đồng thuê tài sản và hợp đồng mượn tài sản

Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Phân tích Đặc điểm pháp lý của hợp đồng gia công. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.

 

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *