Phân tích cơ chế tự do hóa thương mại dịch vụ của ASEAN

Bài viết đưa ra những phân tích chi tiết về cơ chế tự do hóa thương mại dịch vụ của ASEAN: 

1. Hạn chế và xóa bỏ rào cản thương mại dịch vụ

Thương mại dịch vụ là một trong những nguyên tắc cơ bản cốt lõi trong hội nhập kinh tế ASEAN. Sáng kiến chính thức bắt đầu vào năm 1995 thông qua việc ký kết Khung ASEAN Thỏa thuận về dịch vụ (AFAS)

Xuất phát từ đặc điểm dịch vụ có tính vô hình, không thể sử dụng các giác quan để cảm nhận được dịch vụ, không cầm, nắm được, phải trực tiếp tiêu dùng mới cảm nhận được dịch vụ nên các quy định để điều chỉnh hoạt động thương mại dịch vụ cũng khác biệt so với thương mại hàng hoá và việc xóa bỏ các rào cản dịch vụ cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Nếu như trong thương mại hàng hoá, thuế quan được coi như rào cản chủ yếu mà các quốc gia thường dùng để bảo hộ hàng hoá và nền sản xuất trong nước thì đối với thương mại dịch vụ, rào cản thuế quan gần như không có ý nghĩa. Để hạn chế hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài và bảo hộ các nhà cung cấp dịch vụ trong nước, các quốc gia thường sử dụng biện pháp để hạn chế các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài tại hai thời điểm:

Thứ nhất, khi nhà cung cấp dịch vụ muốn được phép cung cấp dịch vụ và / hoặc muốn có mặt tại nước chủ nhà để cung cấp dịch vụ.

Thứ hai, sau khi nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài đã được phép cung cấp dịch vụ và/hoặc đã có mặt tại nước tiếp nhận dịch vụ.

– AFAS đưa ra khung pháp lý chung cho tiến trình hạn chế và xóa bỏ các rào cản thương mại.

– Các văn bản pháp lý về hội nhập các ngành ưu tiên đưa ra phạm vi và lộ trình cụ thểc ho các lĩnh vực dịch vụ được ưu tiên hội nhập ( 5 lĩnh vực ưu tiên hội nhập baogồm: Y tế, du lịch, hàng không, e- ASEAN và dịch vụ hậu cần logistics).

– Trên cơ sở triển khai cụ thể AFAS, các quốc gia thành viên sẽ liên tục tiến hành các vòng đàm phán để đưa ra các gói cam kết theo hướng ngày càng mở rộng phạm vi các lĩnh vực dịch vụ được tự do hóa, đồng thời mức độ tự do hóa của từng lĩnh vực dịch vụ cũng sẽ ngày càng được nâng cao.

Theo quy định tại Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ, các quốc gia thành viên sẽ thực hiện tự do hóa thương mại dịch vụ một số đáng kể các lĩnh vực trong khoảng thời gian hợp lí bằng cách:

– Xóa bỏ đáng kể các biện pháp phân biệt đối xử và các hạn chế tiếp cận thị trườnghiện tại giữa các quốc gia thành viên

– Cấm các biện pháp phân biệt đối xử và các hạn chế tiếp cận thị trường mới hoặc cótính chất hạn chế và phân biệt đối xử hơn.

– Đồng thời các quốc gia sẽ tiến hành đàm phán về các biện pháp gây ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ trong các lĩnh vực cụ thể.

Đối với các ngành dịch vụ thuộc lĩnh vực ưu tiên, việc xóa bỏ các rào cản sẽ được tiến hành nhanh hơn với mức độ tự do hóa cao hơn.

Phân tích cơ chế tự do hóa thương mại dịch vụ của ASEAN
Phân tích cơ chế tự do hóa thương mại dịch vụ của ASEAN

2. Công nhận lẫn nhau trong thương mại dịch vụ

Cùng với các hoạt động tự do hoá thương mại dịch vụ, các quốc gia luôn có nhu cầu hợp tác để tạo ra một cơ chế phù hợp cho các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài có  thể  tiếp cận được với  thị  trường dịch vụ của các quốc gia, đặc biệt là đối với các lĩnh vực ngành nghề có điều kiện, chịu sự quản lý của nhà nước. Các quốc gia thường thực hiện các hoạt động công nhận lẫn nhau trong thương mại dịch vụ thông qua việc ký kết các thoả thuận công nhận lẫn nhau (Mutual Recognition Agreement – MRA) dưới hình  thức  song phương hoặc đa phương.

Điều 5 Hiệp định khung ASEAN về thương mại dịch vụ  (AFAS): “Mỗi quốc gia  thành viên có  thể công nhận  trình độ giáo dục hoặc kinh nghiệm nhận được, các yêu cầu đã được thoả mãn, hoặc các  giấy  chứng  nhận  hoặc  giấy  phép  đã  được  cấp  tại  quốc  gia  thành  viên khác, để sử dụng cho mục đích cấp giấy phép hoặc giấy chứng nhận nhà cung cấp dịch vụ…trên cơ sở hiệp định hoặc thoả thuận với quốc gia thành viên có liên quan, hoặc có thể đơn phương công nhận”

Về cơ chế để tiến hành công nhận lẫn nhau trong thương mại dịch vụ:

– Ký kết Hiệp định khung về công nhận lẫn nhau

– Ký kết Hiệp định khung trong từng lĩnh vực cụ thể của AFAS

– Ký kết các thỏa thuận đa phương, song phương giữa các quốc gia về công nhận lẫn nhau

– Đơn phương công nhận từ phía quốc gia tiếp nhận

Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 7 diễn ra vào ngày 5-11-2001 tại Bandar Seri Begawan, Brunei, Nguyên thủ quốc gia / Chính phủ ASEAN bắt đầu các cuộc đàm phán về MRA để tạo điều kiện cho dòng dịch vụ chuyên nghiệp theo AFAS.

ASEAN  đã  ký  kết  được  9  Thoả  thuận  công  nhận  lẫn  nhau trong các lĩnh vực ngành nghề dịch vụ, bao gồm: (1)MRA về dịch vụ kỹ thuật (2005);  (2) MRA  về  dịch  vụ  y  tá  (2006);  (3) MRA  về  dịch  vụ  kiến  trúc (2007);  (4)Thoả  thuận khung ASEAN về công nhận  lẫn nhau về Chứng chỉ khảo sát (2007); (5)MRA về hành nghề y (2009); (6) MRA về hành nghề nha khoa  (2009);  (7) Thoả  thuận khung ASEAN về dịch vụ kế  toán  (2009) và sau đó  là  (8) MRA về dịch vụ kế  toán  (2014);  (9) MRA về nghề du  lịch (2012)

Tất cả các thoả thuận công nhận lẫn nhau nói trên được thiết kế để tạo điều  kiện  cho  chuyên  gia  và  người  lao  động  lành  nghề  giữa  các  quốc  gia thành viên tiếp cận với thị trường dịch vụ ASEAN.

Bài viết cùng chủ đề:

Khái quát về đầu tư trong khuôn khổ ASEAN.

So sánh cơ chế tự do hóa thương mại dịch vụ với cơ chế tự do hóa thương mại hàng hóa của ASEAN

Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Phân tích cơ chế tự do hóa thương mại dịch vụ của ASEAN. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn ph

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *