Cơ chế kiểm soát chi qua kho bạc nhà nước là gì?
Cơ chế kiểm soát chi qua kho bạc nhà nước được hiểu là các thủ tục được kho bạc nhà nước thực hiện để kiểm soát việc chi ngân sách nhà nước bao gồm hồ sơ, chứng từ phù hợp với điều kiện chi ngân sách nhà nước qua kho bạc.

Nội dung của cơ chế kiểm soát chi qua kho bạc nhà nước
Cơ chế kiểm soát chi qua kho bạc nhà nước bao gồm những nội dung cơ bản sau:
* Kiểm soát trước khi chi: kiểm soát trước hồ sơ gửi đến cơ quan tài chính, kho bạc nhà nước khi đơn vị sử dụng ngân sách xin được cấp phát. Mục đích là để kiểm soát việc chấp hành các điều kiện thanh toán, bảo đảm đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước phải lập dự toán kinh phí hàng năm có chia theo quý được cấp có thẩm quyền phê quyết trên cơ sở đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu
* Kiểm soát trong khi chi: nhằm đảm bảo chi đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, bảo đảm kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ thanh toán và thỏa mãn các điều kiện quy định đối với việc thực hiện chi ngân sách nhà nước. Đây cũng là bước xác định phương thức cấp phát thanh toán là cấp tạm ứng hay cấp thanh toán, đơn vị thụ hưởng được hưởng phương thức chi nào
* Kiểm soát sau khi chi: Là giai đoạn kiểm tra việc chấp hành pháp luật ngân sách nhà nước, cũng như kiểm tra hoạt động quản lí tài chính ở các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước nhất là trong quá trình sử dụng phương thức cấp tạm ứng cho các khoản chi hành chính, chi mua sắm tài sản,… chưa đủ điều kiện để cấp phát, thanh toán trực tiếp theo hợp đồng. Sau khi đã thực hiện chi, đơn vị sử dụng ngân sách có trách nhiệm gửi đến kho bạc nhà nước giấy đề nghị thanh toán kèm theo các hồ sơ, chứng từ chi có liên quan để thanh toán số tạm ứng và làm thủ tục chuyển từ cấp tạm ứng sang cấp thanh toán. Kho bạc nhà nước kiểm tra, kiểm soát báo cáo thực chi của đơn vị, nếu có đủ điều kiện thì thực hiện cấp phát thanh toán và thu hồi tạm ứng.
Trong lĩnh vực cấp phát vốn đầu tư xây dựng, sau khi công trình được hoàn thành, chủ đầu tư phải lập báo cáo quyết toán gửi kho bạc nhà nước. Kho bạc nhà nước sau khi kiểm tra toàn bộ báo cáo sẽ xác định tính hợp pháp trong sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước vào công trình xây dựng của chủ đầu tư.
Bài viết cùng chủ đề:
Giám sát hoạt động ngân sách nhà nước của kiểm toán nhà nước
Phân biệt chi thường xuyên với chi đầu tư phát triển
Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Cơ chế kiểm soát chi qua kho bạc nhà nước. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.