Phân biệt chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần và chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH hai thành viên trở lên

Bài viết nêu khái niệm và đưa ra các tiêu chí phân biệt giữa chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần và chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên

I. Khái niệm chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần và chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH hai thành viên trở lên

Theo điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 thì công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

– Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

– Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

– Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Theo điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020 thì công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân; thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. 

Theo quy định của Luật doanh nghiệp ta có thể hiểu:

– Chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần là việc một bên là cổ đông doanh nghiệp và bên còn lại là các tổ chức, cá nhân và cổ đông công ty có nhu cầu nhập cuộc góp vốn vào doanh nghiệp hoặc mua thêm cổ phần thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần tuân theo những điều kiện nhất định mà không làm thay đổi vốn điều lệ của công ty.

– Chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH hai thành viên trở lên là việc thành viên công ty tiến hành chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp của mình trong công ty cho thành viên khác hoặc cá nhân, tổ chức khác không phải thành viên. Theo đó, các quyền và nghĩa vụ này sẽ được trị giá bằng tiền hoặc các giá trị vật chất khác theo thỏa thuận của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng. 

Phân biệt cơ chế chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần và chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty TNHH hai thành viên trở lên

Phân biệt chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần và chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty TNHH hai thành viên trở lên

II. Phân biệt chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần và chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH hai thành viên trở lên

Cơ chế chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần và chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH hai thành viên trở lên được quy định cụ thể tại Luật doanh nghiệp 2020, theo đó ta có thể thấy những điểm khác biệt cơ bản giữa hai cơ chế này như sau:

 Tiêu chí Chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH hai thành viên trở lên Chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần
Tính chất Chuyển nhượng ít tự do hơn vì bất cứ khi nào chuyển nhượng đều phải chào bán cho các thành viên trong công ty trước (Theo điều 52 Luật doanh nghiệp). Chuyển nhượng tự do.

Tự do hơn vì có thể chuyển nhượng cho bất cứ ai, chỉ có điều kiện ràng buộc trong vòng 3 năm kể từ khi đăng kí doanh nghiệp (khoản 3 điều 120) và trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.

Điều kiện – Chỉ được chuyển nhượng cho thành viên của công ty

– Nếu trong vòng 30 ngày, thành viên công ty không ai mua thì mới được chuyển cho người ngoài công ty (Điểm b khoản 1 điều 52)

– Chuyển nhượng cho bất kì ai.

– Trừ trường hợp: Cổ phần ưu đãi không được chuyển; cổ phần phổ thông không được chuyển cho cổ đông sáng lập khác trong 03 năm đầu thành lập

Hình thức – Bằng hợp đồng giao dịch – Bằng hợp đồng giao dịch hoặc thông qua thị trường chứng khoán
Hậu quả pháp lí – Số lượng thành viên công ty có thể không đổi.

– Người nhận phần vốn có thể không đương nhiên là thành viên: Trường hợp thành viên tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác mà người được tặng cho không phải đối tượng thừa kế theo pháp luật thì người này chỉ trở thành thành viên công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.(Khoản 6 điều 53)

– Số lượng thành viên có thể thay đổi, người ngoài vào công ty lớn hơn.

– Người nhận cổ phần đương nhiên thành cổ đông công ty

Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Phân biệt chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần và chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH hai thành viên trở lên. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Bài viết cùng chủ đề:

Điều kiện và thủ tục đăng ký doanh nghiệp

Phân biệt cổ phiếu và trái phiếu

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *