Điều kiện và hậu quả pháp lý chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ

chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ – Phân tích điều kiện, hậu quả pháp lý và cho ví dụ

Chuyển giao quyền yêu cầu là gì ?

Chuyển giao quyền yêu cầu là sự thỏa thuận giữa người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ dân sự với người thứ ba nhằm chuyển giao quyền yêu cầu cho người thứ ba đó. Người thứ ba đươc gọi là người thế quyền, là người có quyền mới, có quyền yêu cầu bên có nv thực hiện nv cho mình.

chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ - Phân tích điều kiện, hậu quả pháp lý và cho ví dụ
chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ – Phân tích điều kiện, hậu quả pháp lý và cho ví dụ

Điều kiện chuyển giao quyền yêu cầu

Thứ nhất,quyền yêu cầu phải là quyền yêu cầu có hiệu lực về mặt phát lý có thể chuyển giao, không thuộc các trường hợp pháp luật không cho phép chuyển giao:

+ Quyền yêu cầu cấp dưỡng, BTTH do xâm phạm tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín.

+ Bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thỏa thuận không được chuyển giao quyền

+ Những trường hợp mà pháp luật có quy định không được chuyển giao quyền yêu cầu.

Thứ hai, khi thực hiện chuyển giao quyền yêu cầu, bên có quyền phải thông báo cho bên có nghĩa vụ được biết. Mặc dù nguyên tắc thì không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ tuy nhiên bên có quyền phải thông báo cho bên có nghĩa vụ bằng văn bản về việc chuyển giao quyền yêu cầu.

Thứ ba, người chuyển giao quyền yêu cầu phải cung cấp thông tin cần thiết. chuyển giao giấy tờ có liên quan cho người thế quyền, nếu không thực hiện mà xảy ra thiệt hại thì người chuyển giao quyền yêu cầu phải bồi thường thiệt hại.

Thứ tư, trong trường hợp chuyển giao quyền yeu cầu có biện pháp bảo đảm thì biện pháp bảo đảm cũng được chuyển giao.

Hậu quả pháp lý: Việc chuyển giao quyền yêu cầu là người thứ 3 thay thế có quyền trước tham gia vào mọt quan hệ nghĩa vụ dân sựhoàn toàn với tư cách là một chủ thể. Người đã chuyển quyền yêu cầu thì chấm dứt quan hệ nv với người có nv. Do đó, người chuyển giao quyền yêu cầu hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của ngươi có nghĩa vụ (trừ trường hợp có thỏa thuận)

Nếu người có nghĩa vụ thực hiện không đúng, không đầy đủ nv dân sự, thì ng thế quyền với tư cách là người có quyền mới, được thực hiện quyền yêu càu của mình theo quy định của pháp luật. Nếu bên chuyển giao quyền yêu cầu mà không thông báo về việc chuyển giao quyền yêu cầu mà phát sinh chi phí cho bên có nv thì bên chuyển giao quyền phải thanh toán chi phí.

Ví dụ: A vay B 1 tỷ đồng, và đã thế chấp căn nhà cho B để B cho vay tiền. Sau khi cho A vay tiền, B đã chuyển quyền yêu cầu cho C- bồ yêu dấu của B, và C sẽ là người có quyền nhận lại số tiền mà A đã vay của B. A chấm dứt quan hệ, biện pháp bảo đảm chấm dứt.\

Chuyển giao nghĩa vụ là gì ?

Chuyển gia nghĩa vụ là sự thỏa thuận giữa bên có nghĩa vụ với người thứ 3 (người thế nghĩa vụ) trên cơ sở có sự đồng ý của bên mang quyền, theo đó người thế nghĩa vụ sẽ trở thành bên có nghĩa vụ mới, thực hiện nghĩa vụ trước bên mang quyền.

Điều kiện chuyển giao nghĩa vụ

Việc chuyển giao nghĩa vụ buộc phải có sự đồng ý của bên mang quyền, bởi vì việc thay đổi bên có nghĩa vụ sẽ ảnh hưởng đến khả năng thực hiện nghĩa vụ.

Nghĩa vụ chuyển giao phải là nghĩa vụ có hiệu lực pháp lý và không thuộc các trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển giao nghĩa vụ (những nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ, nghĩa vụ mà pháp luật quy định hoặc các bên thỏa thauajn không được chuyển giao, nghĩa vụ đang có tranh chấp kể cả các bên)

Nếu nghĩa vụ được chuyển giao là một nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm, thì biện pháp bảo đảm đương nhiên chấm dứt.

Hậu quả pháp lý 

Việc chuyển giao nghĩa vụ dân sự có hiệu lực sẽ làm chấm dứt mối quan hệ pháp lý giữa người thế nghĩa vụ với bên có quyền làm phát sinh mối quan hệ pháp lí giữa người thế nghĩa vụ với bên có quyền. Theo đó người thế nghĩa vụ sẽ trở thành người có nghĩa vụ, phải thuực hiện đúng và đầy đủ nv trước bên mang quyền.

Khi chuyển giao nghĩa vụ, bên đã chuyển giao không phải chịu trách nhiệm về hành vi không thực hiện, th k đầy đủ or k đúng của bên có nghĩa vụ mới với bên có quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Ví dụ: A thuê B đến nhà mình để bê đồ chuyển nhà vào hôm t4. Thì đến hôm t3 B đánh nhau với vợ và B bị gãy chân và 1 tay. B đã chuyển giao nv này cho c, báo cho A rằng k thể đến để bê đồ cho A được nên đã bảo c làm việc này, a đồng ý.

Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Bài viêyts

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *