Phân tích yếu tố Chủ thể Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản
Nếu so sánh với tội tham ô tài sản, thì người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác không phải là người có liên quan đến việc quản lý tài sản.
Còn nếu so sánh với tội nhận hối lộ, thì người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
Cũng tương tự như người phạm tội nhận hối lộ ở chỗ: Phạm vi chức vụ, quyền hạn của người phạm tội rộng hơn,
Chỉ khác nhau ở chỗ: Người phạm tội nhận hối lộ lại không có hành vi chiếm đoạt tài sản mà là lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ.
Chủ thể của tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản là chủ thể đặc biệt, tức là chỉ chỉ có những người có chức vụ, quyền hạn mới chiếm đoạt được tài sản của người khác.
Tuy nhiên, khẳng định này chỉ đúng đối với trường hợp vụ án không có đồng phạm, còn trong vụ án có đồng phạm thì có thể có cả những người không có chức vụ, quyền hạn nhưng họ chỉ có thể là người tổ chức, người xúi dục, người giúp sức, còn người thực hành, thì nhất thiết phải là người có chức vụ, quyền hạn.

Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi có thể trở thành Chủ thể Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản không ?
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác thuộc trường hợp quy định tại khoản 2. khoản 3 và khoản 4 tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Tuy nhiên, đối với những người này họ chỉ có thể là đồng phạm trong vụ án lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác với vai trò giúp sức, vì những người này chưa thể trở thành cán bộ, công chức. người chủ mưu, khởi xướng, như:
Được người có chức vụ, quyền hạn giao cho đi nhận tiền của người bị hại; chuyển các yêu cầu của người có chức vụ, quyền hạn đến người bị hại; hứa hẹn chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản cho người có chức vụ, quyền hạn…
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 tội phạm nghiêm trọng.
Bài viết cùng chủ đề Chủ thể Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản:
Phân tích chi tiết cấu thành tội nhận hối lộ (Điều 354 BLHS)
Hình phạt của tội nhận hối lộ (Điều 354 BLHS)
Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Chủ thể Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355 Bộ luật hình sự). Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.