Mẫu chỉ thị về giải quyết khiếu nại tố cáo
Hướng dẫn Mẫu chỉ thị về giải quyết khiếu nại tố cáo, Cơ sở ban hành chỉ thị về giải quyết khiếu nại tố cáo, Cách soạn thảo Mẫu chỉ thị về giải quyết khiếu nại tố cáo, Mẫu chỉ thị mới nhất. Thẩm quyền ban hành chỉ thị về giải quyết khiếu nại tố cáo.

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH Q Số: …/CT- UBND |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Ðộc lập – Tự do – Hạnh phúc Q, ngày… tháng …năm … |
CHỈ THỊ
Về công tác Giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh
Sau nhiều năm triển khai thực hiện Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo được Quốc hội ban hành năm 2011, hiện nay trên địa bàn tỉnh đã tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện hai đạo Luật này và thành lập các tổ công tác liên ngành trực tiếp xuống các đơn vị để giúp các huyện, thành phố giải quyết công tác khiếu nại, tố cáo. Do vậy, tình hình khiếu nại, tố cáo bước đầu đã có những chuyển biến tích cực đó là số đơn thư khiếu nại, tố cáo có chiều hướng giảm (giảm 24% so với năm 2015). Tuy vậy, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở một số đơn vị, địa phương vẫn còn chưa đúng qui trình, quy định, nhất là giải quyết việc giải quyết đơn thư còn chưa kịp thời, thiếu tập trung, không dứt điểm trong tổ chức thực hiện. Điều này đã dẫn đến tình trạng số lượng đơn thư vượt cấp có chiều hướng gia tăng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến lòng tin của nhân dân. Nguyên nhân của tình trạng trên là do công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục còn chưa triệt để, các cán bộ thực hiện công quyền nhà nước còn chưa công tâm thậmc hí yếu về năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó, ý thức của người dân chưa cao, họ còn thiếu hiểu biết pháp luật dẫn đến tình trạng khiếu nại, tố cáo tràn lan, không đúng cấp có thẩm quyền. Để đưa công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo vào nề nếp, đúng trình tự quy định của pháp luật, nhằm giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành nhanh chóng triển khai thực hiện các biện pháp sau:
- Thủ trưởng các cấp, các sở ngành, cần tăng cường công tác quản lý theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý trên địa bàn, theo thẩm quyền đã phân cấp.
- ???? Tổ chức tiếp dân theo đúng quy định của pháp luật, tăng cường về số lượng và chất lượng cán bộ của các quận, huyện, mở hệ thống sổ sách, ghi chép nội dung Khiếu nại, Tố cáo theo đúng kế hoạch đã đặt ra, đôn đốc việc giải quyết của cấp dưới đối với các vụ việc tiếp nhận khi tiếp dân.
- ????Coi trọng việc xử lý đơn thư, cần phân định cụ thể nội dung vụ việc tồn đọng, phức tạp hay mới phát sinh, thẩm quyền giải quyết. Nếu trong đơn có cả nội dung Khiếu nại, Tố cáo thì cần phải tách ra thành 2 và thụ lý 2 vụ việc riêng theo quy trình đã định.
- ?????Tập trung giải quyết ngay các vụ việc khi mới phát sinh, nhất là ở các xã, phường, cần bố trí cán bộ có trách nhiệm, có năng lực trong công tác tiếp dân và giải quyết Khiếu nại, Tố cáo giúp Uỷ ban nhân dân.
- ??? Đối với các vụ việc tồn đọng, phức tạp các điểm nóng, các cấp, các ngành cần rà soát, mở các hội nghị tư vấn, tập trung các tổ công tác kiểm tra, làm rõ để cấp có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết Khiếu nại, kết luận về Tố cáo, các quyết định xử lý (nếu có) nhằm giải quyết dứt điểm từng vụ việc tồn đọng.
- ??? Đối với các vụ việc đã có các quyết định giải quyết Khiếu nại, các kết luận của đoàn thanh tra và ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền song lâu ngày không được thực hiện do nhiều nguyên nhân, đến nay Công dân vẫn khiếu kiện. Các cấp, các ngành cần tập trung giải quyết, tổ chức thực hiện và báo cáo UBND những khó khăn, vướng mắc để tìm biện pháp giải quyết.
- Chủ tịch UBND thị xã, huyện, Giám đốc Sở, ngành và các đơn vị Cơ sở phải trực tiếp giải quyết Khiếu nại, Tố cáo và chịu trách nhiệm trước cấp trên về việc chậm giải quyết Khiếu nại, Tố cáo, để xảy ra “điểm nóng” khiếu kiện phức tạp, đông người ở ngành, địa phương. Cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Khiếu nại, Tố cáo, tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ về quy trình tiếp nhận, xử lý và giải quyết Khiếu nại, Tố cáo cho cán bộ lãnh đạo và đội ngũ cán bộ làm công tác Khiếu tố.
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về Khiếu nại, Tố cáo, có biện pháp tuyên truyền kịp thời, nắm vững tình hình Khiếu tố xảy ra, kết quả giải quyết của các cấp, các ngành. Định kỳ, tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra đôn đốc các cấp, các ngành, các đơn vị trực thuộc trong công tác tiếp dân, giải quyết Khiếu nại, Tố cáo thuộc thẩm quyền, và tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Yêu cầu Chủ tịch UBND huyện, thị xã Giám đốc các sở, ngành có trách nhiệm Xây dựng kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc Chỉ thị này. Giao Chánh Thanh tra phối hợp với Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh kiểm tra, đôn đốc và định kỳ báo cáo việc triển khai thực hiện của các đơn vị về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, bất cập yêu cầu các đơn vị báo cáo về Văn phòng UBND tỉnh để kịp thời giải quyết.
Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Nơi nhận:
– Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (để BC); – Các Sở, ban ngành; – UBND các huyện, thị xã; – Lưu: VP. |
CHỦ TỊCH
|
Bài viết cùng chủ đề chỉ thị về giải quyết khiếu nại tố cáo
Mẫu quyết định xử lý nghị quyết trái pháp luật
Mẫu chỉ thị về xây dựng nếp sống văn minh đô thị
Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Mẫu chỉ thị về giải quyết khiếu nại tố cáo. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@gmail.com để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí